BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

               PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ  

                          TRƯỜNG MẦM NON HỢP THÀNH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                       

                         

 

 

                          

                        TỈNH LÀO CAI – THÀNH PHỐ LÀO CAI NĂM 2022

 

 

 

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO

TRƯỜNG MẦM NON HỢP THÀNH

 

BÁO CÁO TỰ ĐÁNH GIÁ

 

DANH SÁCH VÀ CHỮ KÝ

THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG TỰ ĐÁNH GIÁ

 

TT

Họ và tên

Chức vụ

Nhiệm vụ

Chữ ký

1

Bùi Thị Hoa Hồng

Hiệu trưởng

Chủ tịch

 

2

Đặng Thị Hiền

PHT- CTCĐ

Phó chủ tịch

 

3

Trần Thị Thảo

Giáo viên

Thư ký hội đồng

 

4

Nguyễn Thị Hải Hòa

PHT

Ủy viên

 

5

Lự Thúy Nguyễn

TTCM khối lớn

Ủy viên

 

6

Tô Thị Ninh

TTCM khối nhỡ

Ủy viên

 

7

Hoàng Thị Liên

Giáo viên

Ủy viên

 

8

Trần Thị Na

Nhân viên

Ủy viên

 

9

Lê Tố Uyên

Giáo viên – BT đoàn thanh niên

Ủy viên

 

                          

LÀO CAI –

MỤC LỤC

 

                                          NỘI DUNG     

Trang

Mục lục

2

Danh mục các chữ viết tắt

4

Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá    

5

Phần I. CƠ SỞ DỮ LIỆU

7

Phần II. TỰ ĐÁNH GIÁ

12

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

12

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

14

I. TỰ ĐÁNH GIÁ TIÊU CHÍ MỨC 1, 2 và 3

14

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường

14

Mở đầu

14

Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

15

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác

17

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường.

21

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng.

25

Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

32

Tiêu chí 1.6: Quản lý hành chính, tài chính, tài sản

33

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên

37

Tiêu chí 1.8: Quản lý các hoạt động giáo dục

40

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

43

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

45

Kết luận về Tiêu chuẩn 1

48

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên

49

Mở đầu

49

Tiêu chí 2.1: Đối với Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng

49

 Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

52

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

55

Kết luận về Tiêu chuẩn 2

58

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học

58

Mở đầu

58

 Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

59

Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

63

 Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính quản trị

66

Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

68

Tiêu chí 3.5:Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

70

Tiêu chí 3.6: Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

73

Kết luận về Tiêu chuẩn 3

75

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

76

Mở đầu

76

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

76

Tiêu chí 4.2: Nhà trường chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của nhà trường.

80

Kết luận về Tiêu chuẩn 4

83

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và Kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

84

Mở đầu

84

Tiêu chí 5.1: Thực hiện chương trình giáo dục mầm non

85

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

89

Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe

93

Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục

96

Kết luận về Tiêu chuẩn 5

98

II. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 4

99

Tiêu chí 1

99

Tiêu chí 2

100

Tiêu chí 3

100

Tiêu chí 4

101

Tiêu chí 5

102

Tiêu chí 6

103

Kết luận về Tiêu chuẩn Mức 4

103

PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG

104

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

DANH MỤC VIẾT TẮT

 

TT

Chữ viết tắt

Nội dung

1

BGDĐT

Bộ giáo dục đào tạo

2

BCH

Ban chấp hành

3

BKC

Bán kiên cố

4

CNGVNV

Cán bộ giáo viên nhân viên

5

CBQL,GV

Cán bộ quản lý, giáo viên

6

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo

7

GDMN

Giáo dục mầm non

8

HCQT

Hành chính quản trị

9

HTXSNV

Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

10

MG

Mẫu giáo

11

MN

Mầm non

12

Quyết định

13

QLCL

Quản lý chất lượng

14

XHHGD

Xã hội hóa giáo dục

15

UBND

Ủy ban nhân dân

 

TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ

 

1. Kết quả đánh giá

1.1. Đánh giá tiêu chí mức 1, 2 và 3

 

Tiêu chuẩn, tiêu chí

Kết quả

Không đạt

Đạt

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Tiêu chuẩn 1

 

 

 

 

Tiêu chí 1.1

 

x

x

x

Tiêu chí 1.2

 

x

x

 

Tiêu chí 1.3

 

x

x

x

Tiêu chí 1.4

 

x

x

x

Tiếu chí 1.5

 

x

x

x

Tiêu chí 1.6

 

x

x

x

Tiêu chí 1.7

 

x

x

 

Tiêu chí 1.8

 

x

x

 

Tiêu chí 1.9

 

x

x

 

Tiêu chí 1.10

 

x

x

 

Tiêu chuẩn 2

 

 

 

 

Tiêu chí 2.1.

 

x

x

x

Tiêu chí 2.2

 

x

x

x

Tiêu chí 2.3

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 3

 

 

 

 

Tiêu chí 3.1

 

x

x

x

Tiêu chí 3.2

 

x

x

x

Tiêu chí 3.3

 

x

x

x

Tiêu chí 3.4

 

x

x

x

Tiêu chí 3.5

 

x

x

x

Tiêu chí 3.6

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 4

 

 

 

 

Tiêu chí 4.1

 

x

x

x

Tiêu chí 4.2

 

x

x

x

Tiêu chuẩn 5

 

 

 

 

Tiêu chí 5.1

 

x

x

x

Tiêu chí 5.2

 

x

x

x

Tiêu chí 5.3

 

x

x

x

Tiêu chí 5.4

 

x

x

x

 

Kết quả: Đạt mức 3

 

1.2. Đánh giá tiêu chí Mức 4

 

Tiêu chí

Kết quả

Ghi chú

Đạt

Không đạt

 

Tiêu chí 1

 

x

 

Tiêu chí 2

 

x

 

Tiêu chí 3

 

x

 

Tiêu chí 4

 

x

 

Tiêu chí 5

 

x

 

Tiêu chí 6

 

x

 

Kết quả: Không đạt mức 4

2. Kết luận: Trường đạt mức 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần I

CƠ SỞ DỮ LIỆU

 

Tên trường (theo quyết định mới nhất): Mầm non Hợp Thành

Tên trước đây (nếu có): Không

Cơ quan chủ quản: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai

 

Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương

Lào Cai

 

Họ và tên

hiệu trưởng

Bùi Thị Hoa Hồng

Huyện/quận/thị xã/ thành phố

Lào Cai

 

Điện thoại

02143509377

Xã / phường/thị trấn

Hợp Thành

 

Fax

 

Đạt chuẩn Quốc gia

Mức độ 1

 

Website

mnhopthanh@elc.vn

mnhopthanh.pgdlaocai.edu.vn

Năm thành lập trường (theo quyết định thành lập)

2002

 

Số điểm trường

01

Công lập

x

 

Loại hình khác

 

Tư thục

 

 

Thuộc vùng khó khăn

x

Dân lập

 

 

Thuộc vùng đặc biệt khó khăn

 

Trường liên kết với nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 1. Số nhóm trẻ, lớp mẫu giáo

 

 

Năm học

2017 – 2018

Năm học

2018 – 2019

Năm học

2019- 2020

Năm học

2020- 2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022 – 2023

Số lớp mẫu giáo bé 3-4 tuổi

3

3

4

4

3

3

Số lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi

4

3

2

2

4

3

Số lớp mẫu giáo 5-6 tuổi

4

4

4

4

3

4

Cộng

11

10

10

10

10

10

2. Cơ cấu khối công trình của nhà trường

TT

 

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

Ghi chú

 

I

Khối phòng HCQT

4

4

4

4

4

7

 

 

 

1

Phòng kiên cố

4

4

4

4

4

7

 

 

2

Phòng BKC

0

0

0

0

0

0

 

 

3

Phòng  tạm

0

0

0

0

0

0

 

 

II

Khối phòng nuôi dưỡng chăm sóc

11

11

11

11

10

15

 

 

1

Phòng kiên cố

11

11

11

11

10

15

 

 

2

Phòng BKC

0

0

0

0

0

0

 

 

3

Phòng  tạm

0

0

0

0

0

0

 

 

IV

Khối phòng tổ chức ăn

04

04

04

04

03

02

 

 

1

Phòng kiên cố

0

0

0

0

0

01

 

 

2

Phòng BKC

0

0

0

0

0

01

 

 

3

Phòng  tạm

0

0

0

0

0

0

 

 

IV

Khối phòng Phụ trợ

04

04

04

04

03

05

 

 

1

Phòng kiên cố

0

0

0

0

0

01

 

 

2

Phòng BKC

0

0

0

0

0

04

 

 

3

Phòng  tạm

0

0

0

0

0

0

 

          3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

a. Số liệu tại thời điểm tự đánh giá

 

 

 

Tổng số

 

Nữ

 

Dân tộc

 

Trình độ đào tạo

Ghi chú

 

Trên chuẩn

Ðạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Hiệu trưởng

1

1

0

1

 

 

 

Phó hiệu trưởng

2

2

0

2

 

 

 

Giáo viên

20

20

9

9

11

0

06 giáo viên đang học đại học.

Nhân viên

11

7

10

1

1

9

03 Bảo vệ, 05 cấp dưỡng; 01 lao công; 01 Y tế; 01 KT

Cộng

34

30

19

13

12

9

 

 

b. Số liệu của 5 năm gần đây

 

TT

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

 

1

 

Tổng số giáo viên

22

20

20

20

20

20

 

2

Tỉ lệ trẻ em/ giáo viên(đối với nhóm trẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Tỉ lệ trẻ em/ giáo viên (đối với lớp mẫu giáo không có trẻ bán trú)

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Tỉ lệ trẻ em/giáo viên (đối với lớp mẫu giáo có trẻ em bán trú)

14,1

15,1

14,5

14,7

14,7

14,5

 

 

5

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp huyện hoặc tương đương trở lên (nếu có)

Không tổ chức

11

Không tổ chức

8

Không tổ chức

 

 

6

Tổng số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh trở lên (nếu có)

Không tổ chức

0

Không tổ chức

1

Không tổ chức

 

Các số liệu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

4. Trẻ em

TT

Số liệu

Năm học 2017-2018

Năm học 2018-2019

Năm học 2019-2020

Năm học 2020-2021

Năm học 2021-2022

Năm học 2022-2023

1

Tổng số trẻ em

312

302

290

295

       295

290

– Nữ

132

137

141

132

106

132

– Dân tộc thiểu số

291

282

279

281

280

272

2

Đối tượng chính sách

139

111

139

67

85

73

3

Khuyết tật

0

0

0

0

1

1

4

Tuyển mới

90

81

89

88

88

81

5

Học 2 buổi/ngày

312

302

290

295

295

290

6

Bán trú

312

302

290

295

295

290

7

Tỉ lệ trẻ em/lớp

31

30

30

29

29,5

29

8

Tỉ lệ trẻ em/nhóm

31

30

29

29

30

29

9

– Trẻ em từ 03 đến 12 tháng tuổi

 

 

 

 

 

 

– Trẻ em từ 13 đến 24 tháng tuổi

 

 

 

 

 

 

– Trẻ em từ 25 đến 36 tháng tuổi

33

32

30

24

28

30

– Trẻ em từ 3-4 tuổi

79

93

74

93

82

77

– Trẻ em từ 4-5 tuổi

100

86

99

92

99

86

– Trẻ em từ 5-6 tuổi

100

91

87

86

86

97

Các số liệu khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

         

5. Số liệu khác (nếu có)

PHẦN II: TỰ ĐÁNH GIÁ

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Tình hình chung của nhà trường

Hợp Thành nằm ở phía Nam của thành phố Lào Cai, với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.707 ha, có 1146 hộ/4950 nhân khẩu; gồm 4 dân tộc anh em: Tày, Giáy, Xa Phó, Kinh cùng chung sống trên 12 thôn. Trường Mầm non Hợp Thành được thành lập tháng 9 năm 2002. Trường chính nằm ở thôn Kíp Tước – xã Hợp Thành, có 01 điểm trường lẻ ở thôn Pèng cách trung tâm 3 km. Trường có nhiệm vụ huy động, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi của 12 thôn trên địa bàn xã. Cơ  sở vật chất của nhà trường đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.

Nhà trường làm tốt công tác tham mưu đưa điểm trường lẻ về trường chính, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất nhà trường và xã hội hóa giáo dục qua từng năm học để xây dựng cải tạo cảnh quan trường lớp, làm các mô hình trải nghiệm sáng tạo cho trẻ như: Vườn cây ăn quả, vườn cây bóng mát, vườn hoa, vườn trồng rau sạch, mô hình trồng nấm, trồng ngô, khu vui chơi phát triển vận động, khu trải nghiệm…, tạo cơ hội cho trẻ được thực hành, khám phá, phát triển toàn diện. Với lợi thế về cơ sở vật chất, điểm trường được thu gọn và đời sống của nhân dân ngày một nâng lên, trường có điều kiện thuận lợi để phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp luôn đạt và vượt chỉ tiêu giao, năm học 2022-2023 trường có 10 lớp với 290 trẻ, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được khẳng định, trong 5 năm gần đây, kết quả  học tập của trẻ có nhiều chuyển biến, trẻ mạnh dạn tự tin, kết quả tham gia các hội thi đều đạt giải, là trường dẫn đầu trong cụm vành đai 3, chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước. Nhà trường có đủ đội ngũ giáo viên, nhân viên, nhân viên thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Điều lệ trường mầm non, tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên 34. Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhiệt tình, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của ngành và của xã hội. Trong những năm qua trường mầm non Hợp Thành luôn tiên phong đi đầu trong các phong trào thi đua, triển khai tốt nhiệm vụ năm học với chủ đề: “Vì học sinh thân yêu, xây dựng trường học hạnh phúc, đổi mới và hội nhập”, đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; triển khai sâu rộng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, vì vậy có nhiều cán bộ giáo viên, nhân viên đạt thành tích cao như: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Tập thể nhiều năm đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến, tập thể lao động xuất sắc, được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, giấy khen của Liên đoàn lao động thành phố Lào Cai và nhiều giấy khen của các tổ chức khác. Chi bộ luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

 

          2. Mục đích tự đánh giá

Công tác tự đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên xác định mức độ đạt được về cơ cấu tổ chức, đội ngũ, cơ sở vật chất và hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Quá trình tự đánh giá thể hiện tính tự chủ và tính tự chịu trách nhiệm của nhà trường trong toàn bộ hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

Mục đích của việc đánh giá là xác định chất lượng giáo dục của nhà trường đáp ứng mục tiêu giáo dục trong giai đoạn hiện nay; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của nhà trường để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận trường Mầm non Hợp Thành đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3 và công nhận nhà trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2 trên thực trạng cơ sở vật chất, công tác quản lý, chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó khuyến khích đầu tư và huy động các nguồn lực cho nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ. 

3. Tóm tắt quá trình và những vấn đề nổi bật trong hoạt động tự đánh giá.

Hội đồng tự đánh giá tổ chức thực hiện công tác tự đánh giá theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn Quốc gia đối với trường mầm non; công văn số 5942/BGDĐT-QLCL của Bộ GD&ĐT ngày 28 tháng 12 năm 2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non; Công văn số 1480/SGD&ĐT- QLCL ngày 25 tháng 8 năm 2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lào Cai về việc hướng dẫn nhiệm vụ quản lý chất lượng năm học 2021-2022; Công văn 1805/SGD&ĐT- QLCL ngày 10 tháng 10 năm 2022 về việc triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia năm học 2022-2023; Công văn số 449/ PGD&ĐT- CM ngày 13 tháng 9 năm 2022 của Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố Lào Cai năm học 2022-2023.

Nhà trường tổ chức đánh giá theo đúng quy trình hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 7 bước, cụ thể:

Bước 1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá của nhà trường gồm 09 thành viên theo quy định tại khoản 2, Điều 24 Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT, nhóm thư kí gồm 05 thành viên và phân công 5 nhóm công tác chuyên trách để thu thập thông tin, viết báo cáo theo nội hàm 25 tiêu chí của 5 tiêu chuẩn, cụ thể: mức 1 với 5 tiêu chuẩn 25 tiêu chí; mức 2 với 5 tiêu chuẩn 25 tiêu chí; mức 3 với 5 tiêu chuẩn 19 tiêu chí.

Bước 2. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá phù hợp với điều kiện, nguồn lực cụ thể của nhà trường; kế hoạch tự đánh giá chỉ rõ mục đích và phạm vi tự đánh giá; danh sách hội đồng tự đánh giá; nhóm thư ký, dự kiến cụ thể nguồn lực, các thông tin, minh chứng cần thu thập, lịch biểu chi tiết thời gian làm việc đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong hội đồng.

Bước 3. Tiến hành thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.

Bước 4. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

Bước 5. Viết báo cáo tự đánh giá.

Bước 6. Công bố báo cáo tự đánh giá.

Bước 7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá.

Tất cả các bước trên đều được thực hiện đúng hướng dẫn và đảm bảo tính dân chủ, công khai, khoa học.

Qua quá trình tự đánh giá từng tiêu chí, nhà trường đã xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục trong từng thời điểm và trong chiến lược phát triển lâu dài của kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đề xuất được những biện pháp cụ thể cho việc thực hiện cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường trong nhiều lĩnh vực hoạt động trong những năm học tiếp theo.

B. TỰ ĐÁNH GIÁ

I. TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC 1, 2 3

Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý của nhà trường

Mở đầu

Trường mầm non Hợp Thành đã bám sát Luật Giáo dục 2019, tình hình kinh tế – xã hội của địa phương, xây dựng phương hướng chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025, phương hướng được rà soát bổ sung, điều chỉnh hàng năm phù hợp với mục tiêu chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Nhà trường có cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động có hiệu quả. Các tổ chức đoàn thể như: Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, công đoàn cơ sở, các tổ chức đoàn thể đều hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ và quy định của pháp luật, đủ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên theo quy định, các tổ khối chuyên môn, tổ văn phòng được kiện toàn, thành lập theo năm học và hoạt động có nền nếp và hiệu quả cao, các đồng chí tổ trưởng chuyên môn đều là những giáo viên, nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong việc điều hành các hoạt động dưới sự chỉ đạo của nhà trường, phát huy hiệu quả khi triển khai các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục và bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Các lớp mẫu giáo được phân chia phù hợp với điều kiện của các điểm trường, thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục, có đủ số lớp theo quy định. Công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản đúng quy định, công khai, minh bạch, ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong việc quản lý lưu trữ hồ sơ, quản lý tài sản, tài chính của nhà trường. Phân công nhiệm vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực và phát huy được sức mạnh của tập thể, xây dựng và triển khai có hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ kế cận, thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ, công tác an ninh trật tự, an toàn học đường luôn được đảm bảo, giúp nhà trường phát triển ngày càng vững mạnh.

Tiêu chí 1.1: Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường.

Mức 1

a) Phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy định tại Luật giáo dục, định hướng phát triển kinh tế – Xã hội của địa phương theo từng giai đoạn và nguồn lực của nhà trường;

b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm quyền phê duyệt;

c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang thông tin điện tử của nhà trường (Nếu có) hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông tin của Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Mức 2

Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.

Mức 3

Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển. Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, cha mẹ và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường có Kế hoạch chiến lược số 03/KHCL-MNHT ngày 10/9/2015 Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2015-2020; số 07/KH-MNHT ngày 07/9/2020 của trường mầm non Hợp Thành về Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-,2025; Kế hoạch số 06b/KH-MNHT ngày 06/9/2022 điều chỉnh chiến lược phát triển nhà trường năm học 2022-2023, nội dung của bản kế hoạch phù hợp với mục tiêu giáo dục mầm non được quy đinh tại Luật giáo dục 2019 và định hướng phát triển kinh tế – xã hội của địa phương tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Hợp Thành nhiệm kỳ 2020-2025, phù hợp với nguồn lực của nhà trường cụ thể: Xác định tầm nhìn của nhà trường trong giai đoạn 2020-2025 là một ngôi trường thân thiện, an toàn, các hoạt động học tập vui chơi của trẻ theo hướng trải nghiệm phù hợp với địa phương; Sứ mệnh của chúng tôi là xây dựng một môi trường học tập và vui chơi cho trẻ với nhiều cơ hội khám phá thế giới xung quanh, tiếp thu kiến thức, kỹ năng và trải nghiệm thực tế bằng cách khuyến khích các bé chủ động học tập và tôn trọng nhu cầu phát triển của từng bé”; phấn đấu đến năm 2025 100% CBQL, GV được đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp từ loại khá trở lên, 70% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn, bồi dưỡng đưa vào quy hoạch 02 đồng chí

làm cán bộ quản lý. Huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu giao, duy trì ổn định số lượng, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần, trẻ mạnh dạn, tự tin, có kỹ năng sống. Về cơ sở vật chất đảm bảo 100% phòng học và phòng chức năng kiên cố, đầy đủ trang thiết bị, 100% các lớp có đủ đồ dùng đồ chơi theo quy định, đầu tư thêm 10 bộ đồ chơi ngoài trời sửa chữa nâng cấp và đưa vào sử dụng 34 phòng thuộc các khối phòng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ, khối phòng hành chính quản trị, khối phòng phụ trợ, xây dựng các mô hình trải nghiệm cho trẻ học tập, tăng cường đầu tư trang thiết bị dạy và học cho 4 lớp MG 4-5 tuổi, đầu tư thêm máy tính cho trẻ học kidsmart, lắp đặt thêm các đường truyền kết nối Internet tại trường chính và 01 điểm trường; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên (cử 01 đồng chí cán bộ quản lý học Trung cấp lý luận chính trị-hành chính, 06 đồng chí học nâng chuẩn lên đại học sư phạm mầm non) [H1-1.1-01]; [H1-1.1-02].

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 và kế hoạch điều chỉnh bổ sung được phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai phê duyệt trực tiếp trong bản kế hoạch [H1-1.1-01].

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 kế hoạch điều chỉnh bổ sung được công khai bằng hình thức niêm yết tại bảng kế hoạch phòng Hiệu trưởng, trên Website của nhà trường (http://mnhopthanh.pgdlaocai.edu.vn/) [H1-1.1-03].

Mức 2

Nhà trường có 02 giải pháp cụ thể để giám sát việc thực hiện phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường như: Phân công các thành viên trong Hội đồng trường tham gia giám sát việc thực hiện kế hoạch phát triển chiến lược cụ thể theo từng lĩnh vực. Chủ tịch Hội đồng trường giám sát về công tác tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất, mục tiêu kế hoạch. Thành viên Hội đồng trường sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hoạt động phong trào, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của các tổ khối, nếp sống văn hóa… theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng trường. Giao cho Công đoàn chỉ đạo Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện chỉ quy chế dân chủ. Cuối mỗi năm học Hội đồng trường đều tổng kết đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cụ thể và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng các mục tiêu cho năm học sau [H1-1.1-02]; [H1-1.1-04].  

Mức 3

Nhà trường đã xây dựng kế hoach số 06b/KH-MNHT ngày 06/9/2022 Điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 – 2025 với một số nội dung như: Đạt chuẩn phổ cập GDMN cho trẻ 4 tuổi, đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Trong quá trình tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường có sự tham gia, góp ý xây dựng của các thành viên trong Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, chính quyền địa phương và cha mẹ trẻ nhằm thực hiện tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và các hoạt động của nhà trường [H1-1.1-01]; Kế hoạch phát triển chiến lược nhà trường được rà soát, bổ sung, điều chỉnh định kỳ 1 lần/năm học vào cuối năm học như: Hằng năm bổ sung mục tiêu, giải pháp vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, bám sát kế hoạch phát triển chiến lược về mục tiêu huy động số lượng, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ; phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; xây dựng cơ sở vật chất; từ đó điều chỉnh phù hợp với thực tế góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu phát triển chiến lược giai đoạn 2020-2025 cụ thể bổ sung về các chỉ tiêu, giải pháp trong công tác phát triển số lượng, chất lượng chăm sóc, giáo dục, đội ngũ, cơ sở vật chất của nhà trường, điều chỉnh bổ sung, sửa chữa sân chơi, nền lớp học, xây mới dãy nhà 3 tầng tại điểm trung tâm, đầu tư các thiết bị hiện đại, làm thêm các khu vui chơi, trải nghiệm cho trẻ [H1-1.1-05].

2. Điểm mạnh

Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 phù hợp với mục tiêu phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ và hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tâm thế cho trẻ vào lớp 1, phù hợp với Nghị quyết đại hội Đảng bộ xã Hợp Thành nhiệm kỳ 2020-2025 và các nguồn lực của nhà trường; được phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai phê duyệt và được niêm yết công khai trên bảng tin, trang Website của nhà trường, kế hoạch được định kỳ rà soát, bổ sung vào mỗi năm học  và có sự tham gia của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ…

3. Điểm yếu

Kế hoạch chưa được công khai rộng rãi trên trang website ngành, chưa có sự tham gia của cộng đồng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

  Ban giám hiệu tiếp tục triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020 -2025 trong các năm học. Bí thư chi bộ tiếp tục chỉ đạo Hội đồng trường, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện tốt việc rà soát, bổ sung, điều chỉnh kế hoạch phát triển chiến lược theo từng giai đoạn, từng năm học, sau mỗi đợt kiểm tra, rà soát chỉ rõ điểm mạnh, điểm yếu và có các giải pháp bổ sung phương hướng phát triển đến năm 2025; Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đăng tải công khai rộng rãi trên trang website của phòng giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, các phương tiện truyền thông của xã Hợp Thành và thành phố Lào Cai. Năm học 2023-2024 và những năm tiếp theo Ban giám hiệu huy động sự tham gia vào cuộc của cộng đồng vào kế hoạch phát triển chiến lược của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với chính quyền địa phương đưa mục tiêu phát triển giáo dục nhà trường vào nghị quyết chỉ đạo của Đảng ủy, UBND, giao cho tổ truyền thông đăng tải kế hoạch chiến lược lên các trang mạng của ngành.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.2: Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác.

Mức 1

a) Được thành lập theo quyết định;

b) Thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định;

c) Các hoạt động được định kỳ rà soát, đánh giá.

Mức 2

Hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Trường mầm non Hợp Thành có Hội đồng trường và các hội đồng khác theo quy định tại Điều lệ trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGD&ĐT ngày 31/12/2020 như: Hội đồng thi đua khen thưởng; Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi cấp trường; Hội đồng chấm sáng kiến được thành lập và kiện toàn hằng năm. Hội đồng trường Mầm non Hợp Thành được kiện toàn theo Quyết định số 4399/QĐ-UBND ngày 13/9/2021 của UBND thành phố Lào Cai về việc kiện toàn Hội đồng trường, gồm 09 thành viên, bà Bùi Thị Hoa Hồng-Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng đại diện cho tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường; bà Hoàng Thị Thảo- giáo viên là thư ký Hội đồng trường; thành viên gồm: Bà Đặng Thị Hiền- Phó Hiệu trưởng- Chủ tịch công đoàn đại diện tổ chức Công đoàn; bà Nguyễn Thị Hải Hòa- Phó Hiệu trưởng, bà Vàng Thị Vân- Bí thư Đoàn thanh niên, bà Lự Thúy Nguyễn- Tổ trưởng chuyên môn khối MG lớn, bà Nguyễn Ngọc Hà- Tổ trưởng chuyên môn khối MG nhỡ, bà Ngyễn Thị Loan- Tổ trưởng chuyên môn khối MG bé bà Trần Thị Na-Tổ trưởng Tổ văn phòng. Hằng năm, khi có sự thay đổi về nhân sự, nhà trường đề nghị cấp trên ra quyết định kiện toàn Hội đồng trường đảm bảo đúng thành phần theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 52/2020/TT-BGD&ĐT ban hành Điều lệ trường mầm non. Năm học 2022- 2023 Hội đồng trường được kiện toàn lại theo quyết định số 4999/QĐ-UBND ngày 26/9/2022 của UBND thành phố Lào Cai về việc kiện toàn Hội đồng trường gồm 11 thành viên, Bùi Thị Hoa Hồng-Bí thư chi bộ-Hiệu trưởng đại diện cho tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng trường; bà Trần Thị Thảo-giáo viên là thư ký Hội đồng trường; thành viên gồm: Bà Đặng Thị Hiền-Phó Hiệu trưởng-Chủ tịch công đoàn đại diện tổ chức Công đoàn; bà Nguyễn Thị Hải Hòa-Phó Hiệu trưởng, bà Lê Tố Uyên-Bí thư Đoàn thanh niên, bà Lự Thúy Nguyễn-Tổ trưởng chuyên môn khối MG Lớn, bà Tô Thị Ninh-Tổ trưởng chuyên môn khối MG Nhỡ, bà Ngyễn Thị Loan- Tổ trưởng chuyên môn khối MG Bé, bà Trần Thị Na-Tổ trưởng Tổ văn phòng, bà Lê Kim Nga-Trưởng Ban đại diện cha mẹ học sinh, ông Trịnh Văn Biên-Phó Chủ tịch UBND xã Hợp Thành đại diện chính quyền địa phương[H1-1.1-04]. Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật được thành lập ngay từ đầu năm học theo quyết định số 09a/QĐ-MNHT, ngày 27 tháng 9 năm 2022; Quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật năm học 2022 – 2023 gồm 09 thành viên, Hiệu trưởng là Chủ tịch Hội đồng, 01 đồng chí phó hiệu trưởng – là Phó chủ tịch hội đồng, 01 đồng chí phó hiệu trưởng kiêm chủ tịch công đoàn, 01 giáo viên làm thư ký, 03 đồng chí tổ trưởng tổ chuyên môn, 01 tổ trưởng tổ văn phòng, 01 giáo viên là bí thư Chi đoàn làm thành viên [H1-1.2-01]. Hằng năm căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, chấm thi cô nuôi giỏi, chấm sáng kiến cấp trường [H1-1.2-02].

Hội đồng trường thực hiện đúng theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 9 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non cụ thể: Xây dựng kế hoạch phát triển nhà trường, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, rà soát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch phát triển nhà trường theo từng năm học. Quyết nghị thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường, xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy định của nhà trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, quyết nghị về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản của nhà trường; giới thiệu nhân sự bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Các thành viên trong Hội đồng trường thực hiện giám sát các hoạt động của nhà trường như: thực hiện Điều lệ trường mầm non, Luật viên chức, thực hiện quy chế dân chủ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cô và trẻ, thực hiện nghị quyết Hội đồng giáo dục, nghị quyết Hội đồng trường, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, thảo luận rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ Hội đồng trường và đưa ra các biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường, giám sát Hiệu trưởng, kế toán trong việc chấp hành các quy định về tài chính theo quy chế chi tiêu nội bộ và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Các thành viên trong Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung theo kế hoạch, tỷ lệ đạt được, tỷ lệ chưa đạt so với mục tiêu đề ra về việc thực hiện các phong trào thi đua, chỉ tiêu về giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến, gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu vào cuối các đợt phát động, cuối năm học, từ đó đề xuất các nội dung bổ sung, khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời đội ngũ CBGVNV và trẻ góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trong nhà trường. Hội đồng chấm giáo viên dạy giỏi, cô nuôi giỏi, sáng kiến cấp trường tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ nên không rà soát, đánh giá theo định kỳ [H1-1.1-04].

Hoạt động của Hội đồng trường được rà soát thường xuyên, đánh giá định kỳ theo từng năm học. Các thành viên trong hội đồng trường thực hiện giám sát các hoạt động của nhà trường như: Việc thực hiện Luật viên chức, thực hiện quy chế dân chủ, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của cô và trẻ theo chương trình giáo dục phát triển nhà trường, thực hiện nghị quyết Hội đồng giáo dục, nghị quyết hội đồng trường, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, thảo luận rút ra bài học kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn nhiệm vụ các hội đồng, đưa ra các biện pháp thực hiện trong thời gian tiếp theo. Các thành viên trong hội đồng thi đua thường xuyên rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung theo kế hoạch, tỷ lệ đạt được, tỷ lệ chưa đạt so với mục tiêu đề ra về việc thực hiện các phong trào thi đua, chỉ tiêu về giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua, lao động tiên tiến vào cuối các đợt phát động, cuối năm học, từ đó đề xuất các nội dung bổ sung, khen thưởng, động viên khích lệ kịp thời đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trong nhà trường. Hội đồng chấm giáo viên giỏi, sáng kiến cấp trường tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ nên không rà soát, đánh giá theo định [H1-1.1-04];[H1-1.2-02].

Mức 2

Hội đồng của nhà trường hoạt động đạt hiệu quả cao, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện của nhà trường như: hoạt động của Hội đồng trường góp phần tích cực trong việc xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ phát triển nhà trường trong các năm học, giám sát công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ; giám sát việc thực hiện Điều lệ trường mầm non, Luật công chức, Luật viên chức, việc thực hiện Quy chế dân chủ, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng, phong trào thi đua, công tác xây dựng các đoàn thể, công tác xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Hoạt động của Hội đồng thi đua khen thưởng luôn phát động các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt khích lệ tinh thần làm việc của đội ngũ, tạo động lực làm việc, phát huy vai trò tích cực của các thành viên trong nhà trường phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức họp xét thi đua các tập thể cá nhân theo tháng, theo kỳ và năm học, nội dung, kết quả xét thi đua được ghi chép vào sổ nghị quyết họp hội đồng nhà trường, kết quả thi đua được cấp có thẩm quyền công nhận. Hội đồng chấm giáo viên dạy giỏi, cô nuôi giỏi, sáng kiến cấp trường đã bám sát vào các văn bản chỉ đạo, thực hiện chấm nghiêm túc, đúng quy trình, lựa chọn những giáo viên có khả năng năng lực thực chất, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên dạy giỏi, cô nuôi giỏi các cấp [H1-1.2-02]; Kết quả giáo viên dạy giỏi các cấp đạt cao, năm học 2020-2021 có 08 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố và 01 giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, năm học 2022- 2023 có 11 đồng chí  CBQL, giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố tăng 03 giáo viên so với 2 năm học trước. Hội đồng chấm sáng kiến đã tham gia tư vấn giúp đỡ cán bộ, giáo viên, nhân viên có sáng kiến tham gia chấm cấp thành phố, lựa chọn những sáng kiến phù hợp, áp dụng có hiệu quả góp phần nâng cao được chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và được nhân rộng ở các lớp trong trường, những sáng kiến này có khả năng nhân rộng trong và ngoài thành phố. [H1-1.2-03]; [H1-1.204].

1. Điểm mạnh

Nhà trường có đầy đủ các Hội đồng như: Hội đồng trường, Hội đồng thi đua khen thưởng, kỷ luật, Hội đồng chấm sáng kiến, Hội đồng chấm thi giáo viên giáo viên dạy giỏi. Hội đồng trường được thành lập theo nhiệm kỳ, các Hội đồng khác được thành lập theo năm học và đầy đủ thành phần theo quy định gồm Chủ tịch Hội đồng, phó Chủ tịch Hội đồng, thư ký và các thành viên. Hội đồng trường và các Hội đồng khác thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo đúng quy định như: Xây dựng kế hoạch, quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, tổ chức họp, đánh giá xếp loại, phát động thi đua, tư vấn giúp đỡ, bồi dưỡng giáo viên… Các hoạt động được các thành viên trong Hội đồng rà soát, đánh giá định kỳ vào cuối học kỳ và cuối năm học. Các Hội đồng hoạt động thường xuyên theo đúng kế hoạch đề ra góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, tỉ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp năm sau cao hơn năm trước. Hoạt động của các Hội đồng thường xuyên được Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường rà soát và điều chỉnh phù hợp để đạt hiệu quả cao nhất, một số hội đồng thành lập theo năm sẽ giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ đúng quy định.

3. Điểm yếu

Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của một số thành viên trong Hội đồng trường chưa được thường xuyên (phụ huynh chưa tham gia đầy đủ các cuộc họp).

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2023-2024 căn cứ vào tình hình thực tế, nhà trường lựa chọn phụ huynh có điều kiện thuận lợi về thời gian, thường xuyên sát sao tham gia đầy đủ các cuộc họp hội đồng trường. Phát huy kết quả đạt được, duy trì tốt hoạt động của các Hội đồng trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ, đẩy mạnh việc rà soát, đánh giá các hoạt động một cách thường xuyên nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường. Chủ tịch Hội đồng trường tăng cường bồi dưỡng năng lực cho thành viên hội đồng đặc biệt nêu cao trách nhiệm của từng cá nhân trong việc kiểm tra, đánh giá và giám sát các hoạt động của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Nêu cao vai trò chủ động của từng thành viên trong Hội đồng trường và các Hội đồng khác, đẩy mạnh các hoạt động kiểm tra giám sát, quyết nghị, bổ sung các mục tiêu kế hoạch, thực hiện có hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ đề ra nhằm nâng cao chất lượng toàn diện về đội ngũ và trẻ trong năm học 2022 – 2023 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.3: Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam, các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường.

Mức 1

a) Các đoàn thể và tổ chức khác trong nhà trường có cơ cấu theo quy định;

b) Hoạt động theo quy định;

c) Hằng năm các hoạt động được rà soát đánh giá.

Mức 2

a) Tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo quy định; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có ít nhất 1 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác có đóng góp tích cực cho các hoạt động của nhà trường.

Mức 3

a) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam có ít nhất 02 năm hoàn thành tốt nhiệm vụ, các năm còn lại hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

b) Các đoàn thể, tổ chức khác đóng góp hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Trường Mầm non Hợp Thànhtổ chức Công đoàn. Ban chấp hành Công đoàn nhiệm kỳ 2017 – 2022 được Liên đoàn Lao động thành phố Lào Cai chuẩn y tại Quyết định số 17/QĐ-CĐGD ngày 01/8/2017 gồm có 03 người, Chủ tịch Công đoàn đồng chí Vũ Thị Xuân Thu, phó chủ tịch là đồng chí Bùi Thị Lan, ủy viên là đồng chí Hoàng Thị Liên. Tháng 01/2019 do có sự thay đổi về nhân sự, đồng chí Vũ Thị Xuân Thu chuyển công tác, tổ chức Công đoàn trường được kiện toàn lại đồng chí Vũ Thanh Hiền giữ chức vụ chủ tịch Công đoàn theo Quyết định số 07/ QĐ- LĐLĐ ngày 14/01/2019, tháng 9/2020 đồng chí Bùi Thị Lan chuyển công tác, bổ sung đồng chí Vi Thị Phấn làm Phó chủ tịch công đoàn theo Quyết định số 98/QĐ-LĐLĐ ngày 14/10/2020, ủy viên là đồng chí Hoàng Thị Liên. Đến 01/8/2021 đồng chí Vũ Thanh Hiền- chủ tịch chuyển công tác, Ban chấp hành Công đoàn được kiện toàn lại tại Quyết định số 75/QĐ-LĐLĐ ngày 30/8/2021 Chủ tịch Công đoàn là đồng chí Đặng Thị Hiền, các thành viên BCH công đoàn vẫn giữ nguyên [H1-1.3-01].

Tổ chức Đoàn thanh niên gồm 10 đoàn viên, đồng chí Lê Tố Uyên – giáo viên là Bí thư Chi đoàn theo Quyết định chuẩn y Ban chấp hành Chi đoàn do Bí thư đoàn xã ra Quyết định, Chi đoàn Thanh niên hằng năm xây dựng kế hoạch hoạt động, tổ chức ra soát các hoạt động của chi đoàn theo văn bản chỉ đạo của cấp trên, đánh giá sơ kết và tổng kết hoạt động của chi đoàn định kỳ 6 tháng 1 lần, tổ chức đánh giá, xếp loại tổ chức Đoàn và các nhân đoàn viên trong chi đoàn. Ban chấp hành chi đoàn xây dựng dự thảo báo cáo lấy ý kiến đóng góp của đoàn viên trong chi đoàn và dự thảo báo cáo tổng kết, sau đó tổng hợp hoàn thiện báo cáo gửi Đoàn cấp trên theo qui định [H1-1.3-02].

Công đoàn trường mầm non Hợp Thành hoạt động theo đúng điều 13,36,40 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XI nhằm giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu giáo dục. Công đoàn nhà trường xây dựng hoạt động theo nhiệm kỳ, tổ chưc Đại hội Công đoàn trường 5 năm/1 lần, bầu ra ban chấp hành Công đoàn, xây dựng và thông qua nghị quyết, biên bản đại hội, tổ chức Công đoàn thực hiện họp 1 lần /quý nhằm đánh giá những kết quả đạt được của từng quý và triển khai nhiệm vụ cụ thể cho quý tiếp theo, tổ chức Công đoàn luôn tạo được khối đoàn kết thống nhất trong đội ngũ đoàn viên công đoàn, tổ chức thăm hỏi đoàn viên ốm đau, hiếu hỉ kịp thời, phối hợp nhà trường phân công nhiệm vụ, động viên đoàn viên công đoàn khắc phục khó khăn, yên tâm công tác, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người lao động, đoàn viên công đoàn. Công đoàn tổ chức phát động thi đua, triển khai các phong trào như: Phong trào “Hai tốt”; phong trào  “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Phụ nữ giỏi việc trường, đảm việc nhà” góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng- chăm sóc- giáo dục trẻ, cải tạo cảnh quan trường lớp ngày một khang trang, sạch đẹp. Công đoàn viên tích cực tham gia các hội thi của ngành, của Liên đoàn lao động như “Hội thi ảnh đẹp và người lao động”, tham gia tích cực các phong trào văn hóa, thể thao. Ban chấp hành công đoàn làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị tư tưởng cho đoàn viên, thực hiện tốt việc triển khai, giám sát thực hiện quy định văn hóa công sở, hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động công đoàn, nữ công theo định kỳ. Tổ chức thăm hỏi đoàn viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn, đoàn viên mắc Covid 19, thăm hỏi động viên học sinh, người dân bị mắc Covid 19 bằng các nhu yếu phẩm cần thiết. Công đoàn viên tham gia hiến máu nhân đạo (có 5 đoàn viên). Hằng năm công đoàn giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng từ năm 2018 đến năm 2022 đã giới thiệu và kết nạp được 05 đồng chí, 02 đồng chí đang học lớp Bồi dưỡng nhận thức về Đảng trong năm 2022. Trong các năm học công đoàn chủ động phố kết hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chức thành công Hội nghị cán bộ viên chức và người lao động [H1-1.3-01].

Các đồng chí Đoàn Thanh niên trong nhà trường đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, đoàn viên, tổ chức các hoạt động, tạo môi trường giáo dục; rèn luyện đoàn viên nhằm góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của đơn vị; phối hợp với nhà trường cùng các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường thực hiện tốt các phong trào Đoàn và công tác thanh niên; xây dựng Chi đoàn thanh niên trong sạch, vững mạnh, tích cực giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét, bồi dưỡng và kết nạp (đã giới thiệu được 04 đoàn viên cho chi bộ xem xét bồi dưỡng và kết nạp) [H1-1.3-02].

Tổ chức công đoàn nhà trường được đánh giá thường xuyên trong các buổi sinh hoạt của công đoàn, thường xuyên tự rà soát, đánh giá vào cuối học kì I và cuối năm học, tổ chức đánh giá xếp loại, bình xét thi đua khen thi đua khen thưởng cho đoàn viên xuất sắc, đoàn viên giỏi việc trường, đảm việc nhà theo năm học, kết quả: Năm học 2021-2022 tập thể và 01 đoàn viên được liên đoàn lao động thành phố khen [H1-1.3-03].

Mức 2

Chi bộ trường mầm non được kiện toàn theo nhiệm kỳ, có cơ cấu tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng chí Bùi Thị Hoa Hồng là bí thư chi bộ theo quyết định chuẩn y số 31-QĐ/ĐU ngày 19 tháng 12 năm 2018 về việc chỉ chuẩn y kết quả bầu kiện toàn Bí thư chi bộ trường mầm non, nhiệm kỳ 2017-2020 Đại hội chi bộ lần thứ VII có tổng số 13 đảng viên, Chi ủy chi bộ có 03 đồng chí, Bí thư chi bộ đồng chí Bùi Thị Hoa Hồng, phó bí thư là đồng chí Vũ Thanh Hiền, ủy viên là đồng chí Đặng Thị Hiền được chuẩn y kết quả bầu cử tại quyết định số 52-QĐ/ĐU ngày 16 tháng 1 năm 2020 của Đảng ủy xã Hợp Thành, Tháng 8 năm 2021 đồng chí phó bí thư là đồng chí Vũ Thanh Hiền luân chuyển công tác, đến tháng 7 năm 2022 đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2022-2024 chi bộ có đề xuất và điều chỉnh lại Chi ủy chi bộ 01 phó bí thư là đồng chí Đặng Thị Hiền và 01 chi ủy viên là đồng chí Lự Thúy Nguyễn được kiện toàn Chi ủy chi bộ theo quyết định số 61-QĐ/ĐU ngày 10 tháng 8 năm 2022 Quyết định kiện toàn ban chi ủy chi bộ trường mầm non trực thuộc Đảng bộ xã Hợp Thành. Hằng năm, chi bộ nhà trường luôn thể hiện rõ vai trò lãnh đạo trong việc xây dựng nghị quyết và có kế hoạch hoạt động cụ thể để chỉ đạo nhà trường và các tổ chức đoàn thể trong nhà trường, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; chi bộ nhà trường hoạt động đúng điều lệ Đảng, sinh hoạt 01 lần/tháng và tổ chức sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mỗi quý 01 lần theo hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 và hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 6/7/2018. Bí thư chi bộ xây dựng dự thảo báo cáo, thống nhất trong ban chi ủy, lấy ý kiến đóng góp của các đảng viên trong chi bộ vào dự thảo báo cáo tổng kết, sau đó tổng hợp hoàn thiện báo cáo gửi cấp trên theo quy định [H1-1.3-04]. Chi bộ tổ chức đánh giá xếp loại tổ chức cơ sở đảng và đảng viên định kỳ vào cuối năm. Trong 5 năm liên tục từ năm 2017 đến 2021 chi bộ nhà trường luôn được Đảng bộ xã Hợp Thành đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, năm 2019, năm 2020, năm 2021 được Đảng bộ xã tặng giấy khen Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ [H1-1.3-05].

Tổ chức Công đoàn có đóng góp tích cực cho các hoạt động chuyên môn, hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, xây dựng cảnh quan của nhà trường. Tổ chức Công đoàn nhà trường vận động đoàn viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phối hợp với ban giám hiệu nhà trường tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức, xét và giải quyết các quyền lợi của đoàn viên trong trường, cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của đoàn viên công đoàn, tổ chức các hoạt động xã hội trong đoàn viên, kiểm tra, giám sát việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền lợi của đoàn viên công đoàn, đấu tranh ngăn chặn tiêu cực, tham nhũng và các tệ nạn xã hội, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện các quyền của công đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật, tổ chức vận động đoàn viên tích cực tham gia đăng ký thi đua, thực hiện nghĩa vụ của cán bộ, viên chức, cải tiến lề lối làm việc và thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc, phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh, theo dõi, giới thiệu giúp đỡ 04 quần chúng ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp; quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật, giúp nhà trường thực hiện tốt mục tiêu giáo dục hằng năm [H1-1.3-01]. Đoàn thanh niên tích cực chủ động đi đầu trong việc thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng vượt mọi khó khăn tích cực lao động cải tạo cảnh quang nhà trường: Trồng rau, cây cảnh, cây hoa để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường [H1-1.3-02].

Mức 3

Trong 05 năm từ năm 2017 đến 2021 Chi bộ Mầm non Hợp Thành có 03 năm đạt chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 02 năm đạt chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ: Năm 2019 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quyết định số 02-QĐ/ĐU ngày 06 tháng 01 năm 2020 xếp loại HTXSNV; năm 2020 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quyết định số 04-QĐ/ĐU ngày 12 tháng 1 năm 2021 của Đảng ủy xã Hợp Thành; năm 2021 hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ theo quyết định số 08-QĐ/ĐU ngày 4 tháng 1 năm 2022 của Đảng ủy xã Hợp Thành [H1-1.3-05]. 

Các tổ chức đoàn thể đã có nhiều đóng góp tích cực và đạt hiệu quả cao trong công tác nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, cụ thể tổ chức Công đoàn đã phối kết hợp với nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng chuyên môn, chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động là cầu nối giữa lãnh đạo với người lao động tạo động lực cho cán bộ giáo viên, nhân viên, xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất cao trong mọi hoạt động [H1-1.3-01].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có chi bộ Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các đoàn thể được thành lập và hoạt động độc lập theo đúng Điều lệ. Các đoàn thể trong nhà trường năng động, linh hoạt tổ chức các hoạt động đều có chất lượng và đạt hiệu quả cao, tác động tích cực đến hoạt động giáo dục của nhà trường và cộng đồng. Mỗi tổ chức đều hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ theo lĩnh vực, chức trách nhiệm vụ được giao vào cuối mỗi năm học. Chi bộ Đảng được đánh giá từ hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.

          Hằng năm tổ chức Đảng và các đoàn thể trong nhà trường có thực hiện việc rà soát đánh giá sơ kết, tổng kết, chỉ rõ được những ưu điểm, tồn tại và đưa ra được các giải pháp cụ thể phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém tồn tại. Các tổ chức đoàn thể thường xuyên được rà soát, đánh giá và có đóng góp tích cực, hiệu quả cho các hoạt động của nhà trường và cộng đồng.

3. Điểm yếu

Hoạt động của Chi đoàn Thanh niên trong phong trào thể dục thể thao chưa được đẩy mạnh.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục phát huy và duy trì tốt vai trò của tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Thường xuyên giáo dục tư tưởng đạo đức tới tất cả đoàn viên Công đoàn thông qua các buổi họp hội đồng, sinh hoạt chuyên môn, họp Công đoàn, qua truyền thông; tích cực, chủ động tham mưu trong công tác phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong Hội đồng trường và các hội đồng khác; kiểm soát chất lượng công việc đối với từng thành viên được giao một cách sâu sắc hơn nhằm nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Trong năm học 2022 – 2023 và các năm học tiếp theo, bí thư chi đoàn tiếp tục tổ chức quán triệt sâu sắc các văn bản, tổ chức hiệu quả các hoạt, tham gia các câu lạc bộ thể thao của địa phương và các trường trong cụm, đẩy mạnh phong trào của đoàn thành niên. Tích cực đổi mới các hình thức sinh hoạt. Hiệu trưởng Đề xuất với phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai, UBND thành phố Lào Cai tạo điều kiện bổ sung cho nhà trường đội ngũ giáo viên, nhân viên cốt cán trẻ, có trình độ đào tạo trên chuẩn để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.

Tiêu chí 1.4: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng

Mức 1

a) Có hiệu trưởng, số lượng phó hiệu trưởng theo quy định;

b) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có cơ cấu tổ chức theo quy định;

c) Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động và thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Mức 2

a) Hằng năm, tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện được ít nhất 01 chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

b) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được định kỳ rà soát, đánh giá, điều chỉnh.

Mức 3

a) Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường;

b) Tổ chuyên môn thực hiện hiệu quả các chuyên đề chuyên môn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và giáo trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Trường mầm non Hợp Thành là trường mầm non công lập hạng 1 theo QĐ số 4371/QĐ-UBND ngày 09 tháng 9 năm 2021, trường có 01 điểm trường lẻ, gồm 10 lớp nằm ở vùng ven thành phố. Nhà trường có 01 Hiệu trưởng và 02 phó Hiệu trưởng đủ theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập cụ thể: Hiệu trưởng Bùi Thị Hoa Hồng được chủ tịch UBND thành phố Lào Cai bổ nhiệm tại quyết định số 2541/QĐ – UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018 của UBND thành phố Lào Cai về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học, phó Hiệu trưởng 1 đồng chí Nguyễn Thị Hải Hòa được chủ tịch UBND thành phố Lào Cai bổ nhiệm theo quyết định số 3207/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 tháng 2021, phó Hiệu trưởng 2 đồng chí Đặng Thị Hiền được chủ tịch UBND thành phố Lào Cai bổ nhiệm tại Quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban Nhân dân thành phố Lào Cai về việc điều động, bổ nhiệm cán bộ quản lý trường học. Thời gian bổ nhiệm là 5 năm [H1-1.4-01].  

Đầu năm học hiệu trưởng ra quyết định thành lập các tổ chuyên môn theo Điều 15 Quyết định số 04/VBHN-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non đảm bảo cơ cấu tổ chức theo quy định. Năm học 2017-2018 nhà trường có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng trong đó 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo lớn gồm có 09 thành viên trong đó có 08 là giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo lớn, 01 đồng chí cấp dưỡng tại điểm Pèng trong đó đồng chí Âu Thị Thanh Hường làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhỡ gồm có 9 thành viên trong đó có 08 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo nhỡ, 01 đồng chí cấp dưỡng tại điểm Trung tâm do đồng chí Nguyễn Thị Định làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo bé gồm 7 thành viên trong đó có 06 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo bé, 01 đồng chí cấp dưỡng tại điểm Nậm Rịa trong đó đồng chí Trần An Hòa làm tổ trưởng; 01 tổ văn phòng có 8 thành viên gồm 4 đồng chí nhân viên bảo vệ tại 4 điểm trường và 01 đồng chí nhân viên văn thư, 01 đồng chí kế toán, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên lao công trong đó đồng chí Trương Đức Hoàn làm tổ trưởng. Năm học 2018-2019 nhà trường có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo lớn gồm có 09 thành viên trong đó 08 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo lớn, 01 đồng chí cấp dưỡng tại điểm Pèng trong đó đồng chí Nguyễn Thị Định làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối nhỡ gồm 08 thành viên trong đó 06 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo nhỡ, 02 đồng chí cấp dưỡng tại điểm trung tâm và Cốc Cài trong đó đồng chí Nguyễn Thị Hồng Vân làm tổ trưởng, 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo bé  có 07 thành viên trong đó 06 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo bé, 01 đồng chí cấp dưỡng tại điểm Nậm Rịa do đồng chí Nguyễn Thị Loan làm tổ trưởng; 01 tổ văn phòng có 05 thành viên gồm 03 đồng chí bảo vệ và 01 đồng chí nhân viên y tế kiêm văn thư, 1 lao công do đồng chí Trần Thị Na làm tổ trưởng. Năm học 2019 – 2020 nhà trường có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo lớn gồm 09 thành viên trong đó 08 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo lớn, 01 đồng chí cấp dưỡng do đồng chí Nguyễn Thị Định làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhỡ gồm 06 thành viên trong đó có 04 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo nhỡ, 02 đồng chí cấp dưỡng do đồng chí Đặng Thị Hiền làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo bé có 07 thành viên trong đó 06 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo bé, 01 đồng chí cấp dưỡng do đồng chí Nguyễn Thị Loan làm tổ trưởng; 01 tổ văn phòng có 5 thành viên gồm 03 đồng chí bảo vệ, 01 đồng chí văn thư, 01 đồng chí y tế trong đó đồng chí Trần Thị Na làm tổ trưởng. Năm học 2020-2021 nhà trường có 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng, 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo lớn gồm 09 thành viên trong đó 08 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo lớn, 01 đồng chí cấp dưỡng tại điểm Pèng do đồng chí Đặng Thị Hiền làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhỡ gồm 06 thành viên trong đó 04 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo nhỡ, 02 đồng chí cấp dưỡng do đồng chí Nguyễn Ngọc Hà làm tổ trưởng; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo bé gồm 07 thành viên trong đó 06 giáo viên thuộc các lớp mẫu giáo bé, 01 đồng chí cấp dưỡng trong đó đồng chí Nguyễn Thị Loan làm tổ trưởng; 01 tổ văn phòng gồm có 06 đồng chí trong đó 01 đồng chí văn thư, 01 đồng chí y tế, 01 kế toán, 03 đồng chí bảo vệ. Năm học 2021-2022 Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng theo Điều 14 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Điều lệ trường mầm non. 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo lớn gồm 08 thành viên trong đó 06 giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn, 02 cô nuôi tại điểm Pèng tổ trưởng là đồng chí Lự Thúy Nguyễn, tổ phó là đồng chí Hoàng Thị Liên; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhỡ gồm có 09  thành viên trong đó 08 giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ và 01 cô nuôi tại điểm trường Cốc Cài, tổ trưởng là đồng chí Nguyễn Ngọc Hà; tổ phó là đồng chí Nguyễn Hồng Hạnh; 01 tổ khối mẫu giáo bé gồm có 07 thành viên trong đó 06 giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé, 01 cô nuôi tại điểm Nậm Rịa, tổ trưởng là đồng chí Nguyễn Thị Loan, tổ phó là đồng chí Lù Thị Bức; 01 tổ văn phòng có 07 thành viên gồm 01 nhân viên kế toán, 03 bảo vệ, 01 y tế, 01 văn thư, 01 lao công, tổ trưởng là đồng chí Trần Thị Na. Năm học 2022-2023 Hiệu trưởng ra Quyết định thành lập 03 tổ chuyên môn và 01 tổ văn phòng theo Điều 14 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Điều lệ trường mầm non. 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo lớn gồm  có 09 thành viên trong đó 06 giáo viên dạy lớp mẫu giáo lớn, 03nuôi tại trường chính, tổ trưởng là đồng chí Lự Thúy Nguyễn, tổ phó là đồng chí Hoàng Thị Liên; 01 tổ chuyên môn khối mẫu giáo nhỡ gồm có 08 thành viên trong đó 06 giáo viên dạy lớp mẫu giáo nhỡ và 02 cô nuôi tại điểm trường Pèng, tổ trưởng là đồng chí Tô Thị Ninh; 01 tổ khối mẫu giáo bé gồm có 08 thành viên trong đó 08 giáo viên dạy lớp mẫu giáo bé, tổ trưởng là đồng chí Nguyễn Thị Loan; 01 tổ văn phòng có 06 thành viên gồm 01 nhân viên kế toán, 03 bảo vệ, 01 y tế kiêm văn thư, 01 lao công, tổ trưởng là đồng chí Trần Thị Na [H1-1.4-02].

Tổ chuyên môn, tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, năm học nhằm thực hiện chương trình giáo dục mầm non; thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại  Điều 14, Điều 15 QĐ số 04/VBHN BGD&ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2015 Quyết định ban hành Điều lệ trường mầm non và Điều 13, 14 chương II, Thông tư số 52/2020/TT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Điều lệ Trường mầm non. Tổ chuyên môn trường mầm non Hợp Thành thường xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức các buổi chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, kiểm tra, đánh giá chất lượng, xây dựng thực đơn, tổ chức nấu ăn hiệu quả công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em và quản lý sử dụng tài liệu, đồ chơi, thiết bị của các thành viên trong tổ theo kế hoạch của nhà trường, thực hiện sinh hoạt định kỳ 02 tuần một lần, kiểm tra hồ sơ hàng tháng. Hàng tháng kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, công tác vệ sinh, cảnh quan môi trường các nhóm lớp và việc quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng đồ chơi, thiết bị dạy học của các thành viên trong tổ theo kế hoạch; tổ chức đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non 01 lần/ năm học, tổ chức cho các thành viên trong tổ bình xét, đề xuất khen thưởng vào cuối mỗi năm học [H1-1.4-03]. Tổ văn phòng có kế hoạch hoạt động của tổ theo tháng, năm nhằm phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của nhà trường về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; giúp hiệu trưởng quản lý tài chính, tài sản, lưu trữ hồ sơ nhà trường, theo dõi công văn đi đến, quản lý theo dõi xử lý văn bản trên phần mềm Vnptioffice, gmail; hồ sơ y tế, thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả của các thành viên trong tổ theo kế hoạch nhà trường; tổ chức họp 01 lần/ tháng tham gia đánh giá xếp loại các thành viên [H1-1.4-04].

Mức 2

Hằng năm các tổ chuyên môn đều chủ động đề xuất và thực hiện có hiệu quả ít nhất 01 chuyên đề chuyên môn có tác dụng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Năm học 2017-2018 tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ”. Năm học 2018-2019 tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện chuyên đề “Xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm”; Năm học 2019 – 2020 tổ chuyên môn đề xuất và thực hiện chuyên đề “Bồi dưỡng chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; chuyên đề “Khám phá khoa học”, “Làm quen với toán  Năm học 2020-2021 đề xuất bồi dưỡng về “Giáo dục Steam, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào giảng dạy”; Năm học 2021-2022 đề xuất chuyên đề “ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học cho đội ngũ giáo viên” Năm học 2022-2023 đề xuất chuyên đề “ Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động; Giáo dục lễ giáo, thói quen văn hóa cho trẻ; Nâng cao chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên”[H1-1.4-03].

Hoạt động của tổ chuyên môn, tổ văn phòng thường xuyên được định kỳ rà soát, đánh giá về việc thực hiện kế hoạch giáo dục, kế hoạch tháng, xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể từ đó điều chỉnh kịp thời và phù hợp với chủ đề, điều kiện thực tế, theo thời vụ. Việc quản lý chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ trong tổ được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Dự giờ hoạt động của giáo viên, khảo sát chất lượng học sinh, kiểm tra công tác vệ sinh, công tác ăn, ngủ của trẻ… Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá, xếp loại giáo viên, nhân viên trong tổ theo tháng, kỳ, năm đúng quy định; trong các đợt sơ kết, tổng kết năm học nhà trường đều tổ chức đánh giá, chỉ ra ưu điểm, tồn tại hạn chế, nguyên nhân của tồn tại hạn chế về các hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng để từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong năm học và các năm học tiếp theo. Năm học 2019-2020 do kỳ nghỉ dịch Covid-19 kéo dài vì vậy tổ chuyên môn đã tổ chức rà soát, điều chỉnh kế hoạch hoạt động, kế hoạch giáo dục đảm bảo thời gian, mục tiêu theo từng độ tuổi đề ra, giảm từ 35 tuần xuống 28 tuần và kết thúc chương trình vào ngày 3/7/2020. Năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tổ chuyên môn đã điều chỉnh kế hoạch giáo dục từ 35 tuần xuống còn 28 tuần và kết thúc chương trình vào ngày 27/5/2022. Qua việc rà soát, điều chỉnh thường xuyên tổ chuyên môn đã phát huy tốt vai trò nòng cốt chuyên môn, thực hiện hiệu quả các buổi bồi dưỡng chuyên đề, kiểm tra, kiểm soát tốt các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục góp phần tăng tỷ lệ giáo viên dạy giỏi các cấp [H1-1.4-03]. Hoạt động của tổ văn phòng thường xuyên được định kỳ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch tổ theo kỳ và theo năm học thông qua việc kiểm tra công tác văn thư lưu trữ, quản lý tài chính, tài sản, kiểm tra an toàn an ninh trường học, công tác chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non, công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường…từ đó có sự điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp [H1-1.4-04].

Mức 3

Hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng có đóng góp hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Hoạt động của tổ chuyên môn giúp điều hành các hoạt động chuyên môn liên quan đến dạy và học, trực tiếp quản lí giáo viên, nhân viên trong tổ theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc, giáo dục trẻ. Các tổ trưởng đã điều hành hoạt động của tổ như bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra, giám sát các hoạt động của tổ, thực hiện hiệu quả sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn là cầu nối thông tin hai chiều giữa Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên, nhân viên trong tổ nhằm phổ biến kịp thời những đổi mới về chuyên môn giúp nâng cao chất lượng giáo dục như: Tổ chức có hiệu quả các hội thi của cô và trẻ tham gia các cấp, tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, mạnh dạn, tự tin, đưa ra các giải pháp giúp giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thừa cân béo phì. Tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao, cân nặng được nâng lên đạt từ 95-97%; trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non đạt 100% và duy trì hằng năm đạt 98 – 100% trẻ được đánh giá đạt yêu cầu trở lên. Chất lượng giáo viên dạy giỏi năm học 2020-2021 có 8 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh, có 4 cô đạt cô nuôi giỏi cấp trường. Tổ văn phòng do đồng chí nhân viên y tế kiêm văn thư làm tổ trưởng đã thực hiện việc kiểm tra các hoạt động của các bộ phận thuộc tổ quản lý như: Giúp hiệu trưởng quản lý tốt tài chính, tài sản, quản lý, lưu trữ hồ sơ của nhà trường đảm bảo, trang bị bổ sung các trang thiết bị cho phòng y tế, nhân viên y tế kiểm tra giám sát công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ. Các tổ chuyên môn, tổ văn phòng luôn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của nhà trường, luôn nhận được sự tin tưởng của nhân dân và phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường nhiều năm liền luôn hoàn thành tốt và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ góp phần nâng cao chất lượng và uy tín của nhà trường [H1-1.4-03]; [H1-1.4-04].

Hằng năm các tổ chuyên môn đều chủ động xây dựng, thực hiện hiệu quả các chuyên đề góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ. Năm học 2017-2018 thực hiện chuyên đề “Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” được các tổ chuyên môn tổ chức theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, đưa các nội dung thực hành, trải nghiệm và khám phá, giúp tăng hiệu quả giáo dục, kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, giúp trẻ tự tin, chủ động trong sinh hoạt, học tập, trang bị kỹ năng cơ bản để bước vào cấp tiểu học. Chuyên đề cũng giúp giáo viên tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục từ đó đổi mới, nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dạy trẻ mầm non. Năm học 2018-2019 thực hiện chuyên đề ”xây dựng môi trường lớp học lấy trẻ làm trung tâm”, 10/10 lớp  tích cực đầu tư, xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp và thực hiện giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm; môi trường trong và ngoài lớp được giáo viên sáng tạo theo nhiều cách, môi trường học tập được cải thiện, trẻ chủ động, hứng thú học tập, mạnh dạn, tích cực tham gia cùng cô trong việc chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi. Năm học 2019-2020 thực hiện chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học với chuyên đề “Làm quen với toán”;  chuyên đề “ Khám phá khoa học ”, qua việc sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học giáo viên đã biết quan tâm lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính độc lập, tự chủ, sáng tạo của trẻ, trẻ được tự do khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm thông qua các hoạt động trải nghiệm với cả giáo viên dạy và giáo viên dự. Năm học 2020-2021 thực hiện chuyên đề Âm nhạc, thực hiện chuyên đề “Giáo dục Steam”, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào giảng dạy nhằm thực hiện mục tiêu Hội nhập quốc tế đối với giáo dục mầm non tại thành phố Lào Cai, năm học 2021-2022 thực hiện chuyên đề làm quen với Toán, các tiết học đều ứng dụng công nghệ thông tin…Ứng dụng công nghệ thông tin để tăng cường và nâng cao kiến thức, kĩ năng tin học cho CBQL,GV nhằm đáp ứng yêu cầu chuẩn Hiệu trưởng và chuẩn nghề nghiệp giáo viên quy định và vận dụng vào tổ chức các hoạt động trong bối cảnh hiện nay. Sử dụng hiệu quả phần mềm Kidsmat và thiết bị thông minh vào tổ chức các hoạt động cho trẻ. Năm học 2022-2023 thực hiện chuyên đề ứng dụng phương pháp tiên tiến Reggio Emilia, thực hiện chuyên đề ‘ Giáo dục phát triển vận động’’nhằm tăng cường phát triển thể chất, thể lực cho trẻ thông qua các hoạt động lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào tất cả các hoạt động trong ngày phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Giáo dục lễ giáo, thói quen văn hóa cho trẻ nhằm giúp trẻ có thói quen chào hỏi lễ phép với người lớn khi đến trường và về nhà, trong giao tiếp hàng ngày); biết nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết giúp đỡ người khác; rèn kỹ năng tự phục vụ và vệ sinh cá nhân, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh môi trường, có ý thức khi tham gia giao thông, khi hoạt động, chơi cùng với bạn. Nâng cao chuyển đổi số, ứng dựng công nghệ thông tin giúp cho giáo viên phát triển năng lực nghề nghiệp [H1-1.204].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ số lượng cơ cấu tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo đúng quy định, có đủ số lượng thành viên các đồng chí tổ trưởng được Hiệu trưởng ra quyết định vào đầu năm học, các tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả, có nhiều sáng kiến, ý tưởng hay đổi mới trong công tác chỉ đạo, có kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kế hoạch được xây dựng cụ thể, chi tiết, phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của tổ, phát huy được sức mạnh của các thành viên trong tổ, làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Mỗi năm, tổ chuyên môn để xuất và thực hiện có hiệu quả 01 đến 02 chuyên đề, duy trì các chuyên đề đã thực hiện góp phần quan trọng nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Các hoạt động của tổ chuyên môn và tổ văn phòng được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Thực hiện công bằng, dân chủ trong các hoạt động kiểm tra, đánh giá xếp loại cuối kỳ và cuối năm học, đề xuất thi đua khen thưởng cho giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3. Điểm yếu

Hiệu quả hoạt động của Tổ văn phòng chưa cao (Do điểm trường ở cách xa nhau).

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

 Nhà trường tiếp tục duy trì và thực hiên tốt cơ cấu tổ chức bộ máy tổ chuyên môn, phát huy vai trò của tổ trưởng trong xây dựng kế hoạch, thực hiện các nhiệm vụ của tổ, tích cực bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ theo các chuyên đề. Phó hiệu trưởng giao cho tổ trưởng chuyên môn đề xuất từ 01 đến 02 chuyên đề mới/năm học ngay đầu năm học 2023-2024 phù hợp tình hình thực tế của trường, nâng cao chất lượng chuyên môn đội ngũ. Phát huy hơn nữa vai trò tổ trưởng trong năm học 2022-2023 và các năm tiếp theo các đồng chí tổ trưởng tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thực hiện rà soát, điều chỉnh kế hoạch hoạt động của tổ thường xuyên, linh hoạt, tổ chức có hiệu quả buổi sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề theo hướng nghiên cứu bài học. Tổ văn phòng thực hiện hiệu quả các phần mềm kế toán, dinh dưỡng và làm tốt hơn nữa công tác kiêm nghiệm của văn thư, trong năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.5: Tổ chức nhóm trẻ và lớp mẫu giáo

Mức 1

a) Các nhóm trẻ được phân chia theo độ tuổi, trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường Mầm non thì được tổ chức thành nhóm ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép;

b) Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 2 buổi trên ngày;

c) Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ cùng một dạng khuyết tật.

Mức 2

Nhà trường có số lượng trẻ em trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo không vượt quá quy định tại Điều lệ trường mầm non.

Mức 3

Nhà trường có không quá 20 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế và số lượng trẻ trong độ tuổi đến lớp để sắp xếp, phân bố số lượng học sinh với từng độ tuổi theo Điều 15 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non. Năm 2022-2023 nhà trường có tổng số 10 nhóm, lớp: Trong đó có 01 nhóm trẻ 24-36 tháng; 01 lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi; 02 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi; 03 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi; 03 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi. Tại trường chính có 07 nhóm, lớp mẫu giáo với 205 trẻ: 01 nhóm trẻ 24-36 tháng có 25 trẻ; 01 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1 có 27 trẻ, lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2 có 27 trẻ, 01 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1 có 26 trẻ, 01 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 có 30 trẻ, 01 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 có 35 trẻ, 01 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 có 35 trẻ. Tại điểm Pèng gồm 03 lớp mẫu giáo với 85 trẻ: 01 lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C4 có 28 trẻ, 01 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3 có 30 trẻ, 01 lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 có 27 trẻ [H1-1.5-01].

100% nhóm trẻ, các lớp mẫu giáo được tổ chức học 2 buổi/ngày theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo [H1-1.5-02].

Năm học 2022-2023 trường có 01 học sinh khuyết tật học hòa nhập tại lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C4 [H1-1.5-03].

Mức 2

Năm học 2021-2022 theo Điều 15 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non nhà trường có tổng số 295 trẻ/10 lớp. Trong đó Khối mẫu giáo bé có 03 lớp mẫu giáo (Lớp mẫu giáo 2,3 tuổi C1/26 trẻ, lớp mẫu giáo 2,3 tuổi C2/31 trẻ, lớp mẫu giáo 2,3 tuổi C3/35 trẻ); Khối mẫu giáo nhỡ có 03 lớp (lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1/27 trẻ, lớp mẫu giáo 3,4 tuổi B2/26 trẻ, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3/30 trẻ, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B4/34 trẻ); Khối mẫu giáo lớn có 03 lớp (lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1/31 trẻ, lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2/26 trẻ, lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3/29 trẻ). Năm học 2022-2023 nhà trường có tổng số 290 trẻ/10 nhóm, lớp. Trong đó khối mẫu giáo bé có 04 nhóm, lớp (nhóm trẻ 24-36 tháng/ 25 trẻ; lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C3/ 28 trẻ; lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1/27 trẻ, lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2/27 trẻ); Khối mẫu giáo nhỡ có 03 lớp (lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1/26 trẻ, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2/30 trẻ, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3/30 trẻ); Khối mẫu giáo lớn có 03 lớp (lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1/35 trẻ, lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2/35 trẻ, lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3/ 27 trẻ ) [H1-1.5-01].

Mức 3

Số nhóm, lớp trong 05 năm từ năm học 2017-2018 đến nay duy trì từ 10 nhóm lớp, không vượt quá so với quy định tại Điều lệ trường mầm non [H1-1.5-01].

2. Điểm mạnh

Hằng năm 100% nhóm trẻ, các lớp mẫu giáo được nhà trường rà soát, sắp xếp, phân chia theo độ tuổi, được tổ chức học 02 buổi/ngày, ăn bán trú tại trường và được đảm bảo các quyền lợi theo quy định. Số lớp đảm bảo theo quy định, không vượt quá 20 nhóm lớp/1 trường.

3. Điểm yếu

Số lượng học sinh trên lớp tại các điểm trường không đồng đều, có nhóm lớp số lượng học sinh ít (01 lớp mẫu giáo lớn 5-6 tuổi A3 có 27 trẻ). Vẫn còn 2 lớp ghép 2 độ tuổi.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Duy trì tốt việc phân chia trẻ theo độ tuổi, tổ chức cho trẻ học 2 buổi/ngày. Năm học 2023-2024 Hiệu trưởng làm tốt công tác tham mưu, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, giảm 01 lớp ghép tại điểm Pèng. Hiệu trưởng đẩy mạnh công tác truyền thông huy động trẻ dưới 3 tuổi ra lớp, giảm 01 lớp ghép trong năm học 2024-2025 tại điểm , đảm bảo 100% lớp chia theo độ tuổi đảm bảo theo quy định tại Điều lệ trường mầm non.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 1.6: Quản lí hành chính, tài chính và tài sản

Mức 1

a) Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định;

b) Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định, quy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành;

c) Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục.

Mức 2

a) Ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả trong công tác quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản theo kết luận của thanh tra, kiểm toán.

Mức 3

Có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để tạo ra nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện của nhà trường, thực tế địa phương.

1. Mô tả thực trạng

Mức 1

Hệ thống hồ sơ, văn bản của nhà trường được lưu trữ đầy đủ, khoa học theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 về công tác văn thư. Cụ thể: Các loại hồ sơ hoàn thành sau khi kết thúc năm học được giao cho văn thư lưu trữ. Được lưu trữ như sau: Văn thư lưu trữ, theo dõi các văn bản đi đến, các báo cáo, kế hoạch, quyết định, hồ sơ nâng lương, chế độ, tài sản, hồ sơ trẻ, quản lý tài liệu lưu trữ điện tử, kế toán quản lý hồ sơ tài chính; hiệu trưởng quản lý hồ sơ của nhà trường; phó hiệu trưởng 1 quản lý hồ sơ chăm sóc, nuôi dưỡng; nhân viên y tế quản lý hồ sơ y tế, chăm sóc sức khỏe;  phó hiệu trưởng 2 quản lý hồ sơ chuyên môn, hội thi, công tác kiểm tra nội bộ; tổ trưởng chuyên môn quản lý hồ sơ của tổ chuyên môn; giáo viên quản lý hồ sơ nhóm lớp và hồ sơ cá nhân; Chủ tịch công đoàn quản lý hồ sơ của Ban chấp hành công đoàn; Bí thư chi đoàn quản lý hồ sơ chi đoàn; các bộ phận cá nhân có nhiệm vụ quản lý hồ sơ theo nhiệm vụ phân công trong một năm học, đến cuối mỗi năm học bàn giao lại hồ sơ tài liệu cho văn thư lưu trữ, có biên bản bàn giao đầy đủ. Hằng năm nhà trường được phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố kiểm tra, đánh giá có đủ các loại hồ sơ theo quy định [H1-1.6-01].

Nhà trường có đầy đủ hồ sơ quản lý tài chính, tài sản theo quy định tại Điểm 1 mục X thông tư 71 Hướng dẫn thực hiện nghị định số 43/2006/NĐCP ngày ngày 25/4/2006 quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Khoản 1 điều 5 TTLT/BNV-BTC ngày 30/5/2014 quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan của nhà nước. Nhà trường thực hiện lập dự toán; thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và cơ sở vật chất theo Điều 6 Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp và trình UBND thành phố Lào Cai và Phòng Tài chính-Kế hoạch huyện thẩm định, phê duyệt. Thông tư số 90/2018/TT-BTC ngày 28/9/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 61/2017/TT-BTC ngày 15/6/2017 hướng dẫn về công khai ngân sách đối với đơn vị dự toán ngân sách, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ. Nhà trường sử dụng khoản vận động tài trợ đảm bảo đúng mục đích theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BGD&ĐT ngày 03/08/2018 nhằm cải tạo, sửa chữa, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ hoạt động giáo dục tại cơ sở giáo dục; Thực hiện ba công khai theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; hằng năm, tại Hội nghị cán bộ, viên chức đầu năm học nhà trường phối hợp Công đoàn tổ chức xây dựng, bổ sung, cập nhật nội dung Quy chế chi tiêu nội bộ, lấy ý kiến đóng góp thống nhất của cả hội đồng giáo dục nhà trường trước khi ban hành thực hiện đảm bảo theo Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 10/5/2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm của các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp tỉnh Lào Cai [H1-1.6-03].

Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích, có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục được quy định tại Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm của các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp tỉnh Lào Cai. Đảm bảo công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của cán bộ, viên chức, người lao động và trẻ. Thực hiện thu chi đúng theo nguyên tắc tài chính cụ thể: các khoản thỏa thuận thu đủ chi; các khoản tài trợ bằng tiền mặt chi sửa chữa, mua đồ dùng đồ chơi, tạo môi trường học tập, cảnh quan trường lớp, tài trợ bằng hiện vật có giấy tiếp nhận, hóa đơn đầy đủ. Sử dụng tài sản của nhà trường phục vụ tốt cho các hoạt động giáo dục và giao cho các cá nhân đều phải có ý thức giữ gìn, bảo vệ tài sản chung thể hiện trong hồ sơ quản lý tài sản, thiết bị nhà trường và biên bản thanh tra, nghị quyết kiểm tra, biên bản bàn giao tài sản, biên bản kiểm kê cơ sở vật chất hằng năm [H1-1.6-04].

Mức 2

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công quản lý hành chính, tài chính và tài sản của nhà trường trong các năm qua được thực hiện hiệu quả như: Hộp thư điện tử elc.vn, gmail.com, Vnptioffice.vn để nhận, chuyển văn bản tới các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường; phần mềm csdl.moet.gov.vn; phần mềm phổ cập, website, phần mềm  dinh dưỡng PMS. 100% các phòng làm việc đều có máy tính và được kết nối internet [Địa chỉ office: https://ubndthanhpholaocai.vnptioffice.vn; gmail: mnhopthanh@elc.vn; Cơ sở dữ liệu ngành: csdl.moet.gov.vn. Phần mềm MISA]. Cán bộ, giáo viên, nhân viên cập nhật, sử dụng thường xuyên công nghệ thông tin vào trong công tác quản lý, điều hành, các hoạt động theo vị trí, chức năng nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả [H1-1.2-04].

Trong 05 năm trở lại đây, nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản, qua các đợt kiểm tra của thanh tra tỉnh, giám sát của ban kinh tế xã hội – HĐND xã, của phòng GD&ĐT thành phố về kiểm tra nhà trường thực hiện đúng, không có vi phạm [H1-1.6-04].

Mức 3

Nhà trường xây dựng kế hoạch ngắn hạn: Như kế hoạch huy động các nguồn tài trợ, thỏa thuận xây dựng vào đầu mỗi năm học nhằm huy động các nguồn tài chính mua bổ sung đồ dùng, thiết bị dạy học, sửa chữa, tạo cảnh quan trường lớp; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ vào đầu năm dương lịch nhằm cân đối chi tiêu nguồn ngân sách cấp; lập các tờ trình xin bổ sung kinh phí để mua bổ sung đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Kế hoạch trung hạn về huy động các nguồn lực tài chính giai đoạn 2020-2022 và kế hoạch giai đoạn 2023-2025 trong kế hoạch thể hiện rõ các nguồn cần huy động trong ngân sách, ngoài ngân sách và có bổ sung. Kế hoạch dài hạn: Kế hoạch huy động nguồn tài chính giai đoạn 2020-2025 để tạo ra nguồn tài chính hợp pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và của địa phương, kế hoạch thể hiện rõ được mục tiêu, nội dung, hình thực thực hiện, nhiệm vụ trọng tâm của từng giai đoạn, từng tháng, những nội dung cần ưu tiên huy động, kinh phí dự kiến cho từng nội dung, từng hoạt động nhằm tạo nguồn tài chính hợp pháp cho nhà trường hoạt [H1-1.6-05].

2. Điểm mạnh

Hệ thống hồ sơ hằng năm của nhà trường được lưu trữ đầy đủ và sắp xếp khoa học, thuận tiện theo đúng quy định tại Điều 30 Nghị định số 30/2020/NĐ-CP. Kế toán thực hiện lập dự toán, thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính, tài sản theo năm đảm bảo đúng quy định, công tác xã hội hóa được thực hiện đúng quy trình. Thực hiện nghiêm túc công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy định, có quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện thực tế của trường và đảm bảo theo các văn bản quy định hiện hành; Nhà trường quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích, có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục được quy định tại Quyết định số 15/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2012 của UBND tỉnh Lào Cai ban hành quy định về quản lý và sử dụng kinh phí tiết kiệm của các đơn vị dự toán thuộc ngân sách các cấp tỉnh Lào Cai. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính, tài chính, tài sản có hiệu quả, được các đoàn kiểm tra đánh giá việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản đảm bảo đúng quy định. Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá nhà trường không có vi phạm liên quan đến việc quản lý hành chính, tài chính và tài sản. Nhà trường đã xây dựng được kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn phù hợp với tình hình thực tế để huy động các nguồn lực tài chính hợp pháp phù hợp với nhà trường, địa phương.

3. Điểm yếu

Công tác văn thư lưu trữ hiệu quả chưa cao.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục phát huy điểm mạnh, học kỳ 2 năm học 2022-2023 Hiệu trưởng đề xuất bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư cho nhân viên phụ trách công tác văn thư lưu trữ, tích cực bồi dưỡng nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin. Hiệu trưởng tiếp tục chỉ đạo các bộ phận duy trì thực hiện tốt việc lưu trữ, quản lý hệ thống hồ sơ đảm bảo chất lượng, khoa học thuận tiện trong sử dụng, tra cứu thông tin theo đúng quy định của luật lưu trữ. Hiệu trưởng, kế toán thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra, tự kiểm tra, công khai tài chính, tài sản theo quy định trong các năm. Giao cho Kế toán căn cứ vào các văn bản chỉ đạo của cấp trên lập kế hoạch thu chi xã hội hóa, quy chế chi tiêu nội bộ, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trung hạn, dài hạn phù hợp với tình hình thực tế địa phương, của nhà trường thực hiện hiệu quả trong công tác thu, chi tài chính, cơ sở vật chất. Hiệu trưởng tích cực tham mưu với phòng Giáo dục và Đào tạo để được bổ sung thêm nhân viên văn thư trong năm học 2023-2024 để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý hành chính.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

 

Tiêu chí 1.7: Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên

Mức 1

a) Có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên;

b) Phân công, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên rõ ràng, hợp lý, đảm bảo hiệu quả hoạt động của nhà trường;

c) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được đảm bảo các quyền theo quy định.

Mức 2

Có biện pháp để phát huy năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Trường Mầm non Hợp Thành luôn xác định việc bồi dưỡng đội ngũ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Vì vậy, nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo năm học để phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giúp cho đội ngũ cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cũng như nâng cao năng lực dạy học nhà trường đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; đồng thời chỉ đạo giáo viên tự xây dựng kế hoạch cá nhân và tự bồi dưỡng thường xuyên thông qua các module đã đăng ký quy định tại Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 11 năm 2019, bám sát kế hoạch 37/KH-PGD&ĐT ngày 25/7/2022 của phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai, kế hoạch thực hiện công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong hè 2022 và năm học 2022-2023. Ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, đảm bảo 40 tiết/ năm học với các module về chăm sóc, giáo dục về dinh dưỡng, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tai nạn thường gặp, đánh giá trẻ, tư vấn về chăm sóc, giáo dục trẻ cho các bậc phụ huynh [H1-1.7-01]. Ngoài ra, hằng năm nhà trường thực hiện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên thông qua các chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học như: Phát triển vận động, hoạt động vui chơi, giáo dục Steam, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến Reggio Emilia, đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm, đưa thẻ hoạt động ELM vào hoạt động cho trẻ làm quen với toán và tiếng Việt được đưa vào kế hoạch chuyên môn theo tháng. Song song với việc bồi dưỡng chuyên môn nhà trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng đội ngũ, xây dựng kế hoạch, động viên khích lệ cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, tiếng anh, chuẩn chức danh nghề nghiệp. Nhân viên được bồi dưỡng về ứng dụng công nghệ thông tin, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn an ninh trường học phù hợp với vị trí việc làm [H1-1.7-02]; [H1-1.7-03].

Nhà trường ra quyết định phân công nhiệm vụ số 10/QĐ-MNHT ngày 01 tháng 9 năm 2022 phân công nhiệm vụ cho cán bộ giáo viên nhân viên năm học 2022-2023, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên phù hợp, hợp lý theo vị trí việc làm quy định tại Thông tư 06/2015/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015, Thông tư 48/2011/TT-BGD&ĐT ngày 25 tháng 10 năm 2011 quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non; quyết định phân công nhiệm vụ  phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực, sở trường công tác, đảm bảo các hoạt động của nhà trường, phát huy tối đa năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên cụ thể: Hiệu trưởng đảm nhiệm vai trò quản lý chung, chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành các hoạt động của nhà trường và trực tiếp phụ trách công tài chính, tài sản, thi đua khen thưởng, xây dựng cảnh quan trường lớp. Đồng chí phó hiệu trưởng 1 được phân công phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng, phổ cập, thống kê; Đồng chí phó hiệu trưởng 2 được phân công công tác chuyên môn, công tác kiểm tra nội bộ, hội thi, công đoàn…Giáo viên thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại các lớp; giáo viên có tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn vững, uy tín về chuyên môn làm tổ trưởng, tổ phó, giáo viên cứng về chuyên môn, nhiều năm dạy ở trường dạy cùng giáo viên hợp đồng, phân công giáo viên người địa phương phù hợp ở các điểm trường. Nhân viên được phân công theo đúng vị trí việc làm, chuyên môn đào tạo, nhân viên kế toán có trình độ đào tạo đại học tài chính, nhân viên y tế do được phân công nhiệm vụ quản lý phòng y tế, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ, 05 nhân viên cấp dưỡng làm nhiệm vụ nấu ăn cho trẻ làm hồ sơ bếp ăn, báo ăn, vệ sinh nhà bếp hàng ngày, nhân viên bảo vệ được phân bảo vệ cơ sở vật chất, an toàn, an ninh trường học ngoài ra còn được phân công sửa chữa nhỏ, thường xuyên kiểm tra máy lọc nước, đường dẫn nước, hệ thống công trình xung quanh trường để đảm bảo an toàn cho trẻ [H1-1.7-04]. Việc phân công, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý, đúng người đúng việc đã phát huy năng lực sở trường của từng đồng chí, thực hiện tốt trách nhiệm được giao, chất lượng công việc được nâng lên và có hiệu quả, kết quả chuyên môn và bồi dưỡng thường xuyên nhiều năm đạt kết quả cao [H1-1.7-05].

Bên cạnh đó CBQL, GV, NV trường Mầm non Hợp Thành luôn được đảm bảo các quyền theo quy định tại Điều 10, 29, Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GDĐT và Điều lệ công đoàn việt Nam Khóa XII. CBQL,GV,NV nhà trường được tham gia đóng góp ý kiến, xây dựng các quy chế nhà trường, kế hoạch thực công tác hàng năm, báo cáo sơ kết, tổng kết năm học, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện chế độ chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của cán bộ, viên chức… quy định tại Điều 9. Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 Nghị định về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập, được đảm bảo các điều kiện thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần, được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ theo chế độ; bảo vệ nhân phẩm, danh dự,… và các quyền khác theo quy định của pháp luật, được hưởng lương, phụ cấp chức vụ, phụ cấp đứng lớp, thâm niên nghề và các chế độ khác theo quy định của pháp luật, như: Hưởng công tác phí theo quy định khi được cử đi công tác, đi học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chính sách đối với nhà giáo công tác tại cùng khó khăn [H1-1.7-06]. Cán bộ quản lý được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe 6 tháng một lần tại phòng khám đa khoa thành phố Lào Cai. CBGVNV được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, thực hiện các quyền khác như: Được nghỉ các ngày lễ, tết, được thăm hỏi động viên khi ốm đau, khi gia đình có công việc [H1-1.7-07]; [H1-1.301].

Mức 2

Nhà trường có các biện pháp để phát huy năng lực của CBGVNV trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Luôn chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBGVNV trong nhà trường, quán triệt và triển khai thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Nghiêm túc triển khai thực hiện kế hoạch nhiệm vụ năm học tới cán bộ, giáo viên, nhân viên để tập thể nắm được nội dung nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể trong năm học. Tạo môi trường làm việc an toàn, thân thiện, tạo mối quan hệ đoàn kết, gắn bó, chia sẻ trong nhà trường. Xây dựng trường học kỷ cương, văn hóa giúp đội ngũ giáo viên và nhân viên yên tâm công tác, phát huy tối đa năng lực của bản thân. Tổ chức các hội thi trang trí lớp đẹp, thi làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo, thi giáo viên phụ trách lớp giỏi cấp trường, thi xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các hội thi cấp thành phố, cấp tỉnh. Nhà trường thực hiện tốt việc tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường và bồi dưỡng giáo viên tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp theo điều 3 Thông tư 22/2019/TT-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về Hội thi giáo viên dạy giỏi cơ sở giáo dục mầm non; giáo viện dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cơ sở giáo dục phổ thông. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lượng, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học; xây dựng môi trường giáo dục dân chủ, bình đẳng, thúc đẩy sự nỗ lực phấn đấu và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng đội ngũ để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện nghiêm các quy định về chuyên môn, đổi mới nội dung chương trình và tài liệu giáo dục theo hướng dẫn của Bộ GDĐT [H1-1.2-04].

2. Điểm mạnh

Hàng năm nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp theo quy định, phân công nhiệm vụ, sử dụng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phù hợp với năng lực, sở trường cá nhân, phù hợp với năng lực chuyên môn, chuyên ngành đào tạo và yêu cầu công tác, đảm bảo theo đúng vị trí việc làm, phát huy được khả năng của từng giáo viên, nhân viên; cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên của nhà trường được đảm bảo các quyền theo Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT về việc ban hành Điều lệ trường mầm non. Nhà trường có các biện pháp phù hợp để phát huy năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động.

3. Điểm yếu

Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên chưa được thường xuyên.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo, nhà trường tiếp tục tạo mọi điều kiện làm tốt công tác tư tưởng, động viên cán bộ giáo viên, tạo động lực cho giáo viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Phân công, bố trí và sử dụng đội ngũ hợp lý, hiệu quả. Hiệu trưởng chỉ đạo phó Hiệu trưởng phụ trách công tác chuyên môn đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, đổi mới hình thức tổ chức, lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển và nâng cao năng lực của giáo viên trong học kỳ II năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo. Giao cho phó Hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng lựa chọn 1-2 chuyên đề phù hợp với thực tế của nhà trường bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên cấp dưỡng trong các buổi họp chuyên môn ngay trong học kỳ II. Tham mưu đề xuất với phòng GD&ĐT trong năm học 2023-2024 mở các lớp bồi dưỡng cho nhân viên kế toán, văn thư, thủ quỹ nhằm phát huy năng lực của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường. Hiệu trưởng phát huy tốt công tác đoàn kết, dân chủ, tạo động lực cho đội ngũ, thực hiện đảm bảo các quyền lợi, nguyện vọng chính đáng của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định.

          5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.8:  Quản lý các hoạt động giáo dục

Mức 1

a) Kế hoạch phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện nhà trường;

b) Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ;

c) Kế hoạch Giáo dục được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Mức 2

Các biện pháp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của nhà trường đối với hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ được cơ quan quản lý đánh giá đạt hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Hằng năm vào đầu năm học căn cứ vào Quyết định ban hành biên chế thời gian năm học của y ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, tình hình thực tế tại địa phương; chương trình Giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành (từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021 theo Thông tư 28/TT-BGDĐT, năm học 2021-2022 thực hiện theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13 tháng 4 năm 2021 về hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục mầm non) nhà trường đã xây dựng chương trình phát triển giáo dục, kế hoạch năm học phù hợp với quy định hiện hành, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và nhà trường. Căn cứ vào kế hoạch năm học tổ trưởng chuyên môn và giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục chủ đề theo từng độ tuổi, căn cứ vào kế hoạch chủ đề giáo viên xây dựng kế hoạch tuần, ngày phù hợp với nhận thức của trẻ ở lớp. Trong năm học 2022-2023 nhà trường xây dựng chương trình phát triển giáo dục nhà trường, đã xác định cụ thể chi tiết mục tiêu, nội dung chương trình, kết quả mong đợi cần đạt của trẻ theo từng độ tuổi phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường, các văn bản chỉ đạo chuyên môn của ngành, của cấp học [H1-1.8-01]. 

Kế hoạch giáo dục được tổ chức thực hiện trong 35 tuần, chia theo các chủ đề theo khối lớp, khối 5 tuổi với 10 chủ đề, khối 3,4 tuổi 9 chủ đề. Căn cứ vào mục tiêu giáo dục theo chủ đề, giáo viên tự chủ trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục tuần, ngày, đưa ra các hình thức tổ chức các hoạt động phù hợp nhận thức của trẻ từng độ tuổi; thực hiện đúng chế độ sinh hoạt từ khi đón trẻ buổi sáng đến trả trẻ buổi chiều. Kế hoạch giáo dục tuần được công khai tại góc tuyên truyền của lớp để cha mẹ trẻ, cán bộ quản lý giám sát thực hiện [H1-1.8-02].

Nhà trường thực hiện rà soát đánh giá, điều chỉnh kịp thời. Kế hoạch giáo dục năm được hiệu trưởng phê duyệt; phó Hiệu trưởng phê duyệt kế hoạch chủ đề của tổ chuyên môn; tổ trưởng chuyên môn kiểm soát kế hoạch tuần, ngày của giáo viên. Sau mỗi chủ đề lớn giáo viên đều thực hiện đánh giá cuối chủ đề về kết quả thực hiện từng mục tiêu, từ đó xem xét và điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Năm học 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022 do tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhà trường cho học sinh nghỉ học để phòng dịch, sau khi đi học trở lại nhà trường đã chỉ đạo giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi cụ thể: Năm học 2019-2020 khối mẫu giáo 3-4 tuổi giảm từ 35 tuần xuống còn 27 tuần kết thúc chương trình vào ngày 03/7/2020; khối mẫu giáo 4-5 tuổi, 5-6 tuổi giảm từ 35 tuần xuống 28 tuần và kết thúc chương trình giáo dục vào ngày 03/7/2020; năm học 2020-2021 giảm từ 35 tuần xuống 32 tuần kết thúc chương trình giáo dục vào ngày 07/05/2021; năm học 2021-2022 giảm từ 35 tuần xuống 29 tuần kết thúc năm học vào ngày 20/05/2022. Chỉ đạo giáo viên bổ sung kiến thức cho trẻ dưới hình thức quay video gửi cho cha mẹ trẻ. Định kỳ Ban giám hiệu tổ chức đánh giá, điều chỉnh kế hoạch hoạt động giáo dục thông qua sinh hoạt chuyên môn, đồng thời căn cứ vào đề xuất của giáo viên và tình hình thực tế của trường, địa phương, của ngành [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02].

Mức 2

Nhà trường đưa ra biện pháp chỉ đạo, kiểm tra đánh giá đối với các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cụ thể: Đưa các nội dung về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, kế hoạch tổ chuyên môn và đưa vào nội dung hoạt động từng tháng, giao trách nhiệm cho các tổ trưởng theo dõi, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ trong các buổi sinh hoạt, xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá chéo giữa các tổ về chất lượng giờ dạy, chất lượng hồ sơ, chất lượng thực hiện các lĩnh vực, kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, việc tạo môi trường lấy trẻ làm trung tâm, việc đổi mới hình thức giáo dục, nội dung tạo chuyển biến của cá nhân, của tổ. Từ đó đưa ra các giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại, đồng thời có giải pháp bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ với hình thức, nội dung phong phú như tổ chức hội thảo, tìm chọn những đề tài mới, khó, cách tiếp cận, ứng dụng phương pháp giáo dục tiên tiến vào giảng dạy cho hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra đột xuất trong các năm học, xây dựng lực lượng kiểm tra và các nội dung kiểm tra triển khai cụ thể đến CBGVNV, tổ chức kiểm tra đúng tiến độ thời gian theo kế hoạch. Các biện pháp chỉ đạo quản lý của nhà trường được phòng GD&ĐT đánh giá đạt hiệu quả, có chất lượng [H1-1.8-03]; [H1-1.8-04].

2. Điểm mạnh

Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp các quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Lào Cai, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai; phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương, nhận thức của trẻ theo từng độ tuổi, theo hệ thống liên thông từ nhà trường đến các tổ khối, giáo viên. Kế hoạch phân phối chương trình được thực hiện đầy đủ đảm bảo 35 tuần/năm học ở các độ tuổi và được rà soát, phê duyệt trước khi thực hiện, đồng thời được điều chỉnh kịp thời sau mỗi chủ đề, đảm bảo thời gian theo biên chế năm học, thực hiện điều chỉnh kế hoạch giáo dục năm học 2019-2020; 2020-2021; 2021-2022 do dịch Covid-19 kéo dài trẻ phải nghỉ học. Đề ra nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch giáo dục như kiểm tra thường xuyên, kiểm tra báo trước, kiểm tra đột xuất, kiểm tra nội bộ, kiểm tra thông qua đồng nghiệp, giáo viên cùng khối lớp góp phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ và được phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đánh giá đạt hiệu quả cao, 5 năm liên tục đạt tập thể lao động tiên tiến trở lên, năm 2021 được Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai tặng giấy khen tập thể LĐTT xuất sắc.

3. Điểm yếu:

Công tác quản lý, kiểm soát việc thực hiện kế hoạch giáo dục ôn tập bổ sung trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 của đội ngũ chưa hiệu quả.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong các năm học tới, các đồng chí CBQL,GV,NV trong nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền. BGH tiếp tục đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, xây dựng kế hoạch kiểm tra, thành lập ban kiểm tra, thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng và kiểm tra đánh giá đúng thời gian theo kế hoạch đề ra vào năm học 2022-2023. Phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn hướng dẫn giáo viên bám sát vào phát triển chương trình của nhà trường tiếp tục xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường phù hợp với chỉ đạo chuyên môn của các cấp và tình hình thực tế của trường, của địa phương, Phó hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện tốt công tác rà soát, điều chỉnh kế hoạch linh hoạt, kịp thời đảm bảo mục tiêu theo độ tuổi và khung thời gian năm học. Hiệu trưởng tích cực đổi mới công tác quản lý, nhất là đổi mới kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn, tư vấn về xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục nhà trường góp phần nâng cao kết quả đánh giá của cấp trên đối với nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.9: Thực hiện quy chế dân chủ

Mức 1

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường.

b) Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật.

c) Hằng năm có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ

Mức 2

Các biện pháp và cơ chế giám sát thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường đảm bảo công khai, minh bạch và hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường đảm bảo dân chủ theo Nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 về việc thực hiện dân chủ trong hoạt động cửa cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư 11/2020/TT-BGD&ĐT ngày 19/05/2020 Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập; Thông tư 01/2016/TT-BNV ngày 13/1/2016 về hướng dẫn thực hiện nghị định 04/2015/NĐ-CP ngày 09/1/2015 về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể: Thông qua Hội nghị cán bộ, viên chức, tiến hành thảo luận, đóng góp ý kiến xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, phát động các phong trào thi đua, các mục tiêu thi đua của nhà trường, nội dung điều chỉnh bổ sung của các quy chế, nội quy, quy định liên quan đến các hoạt động của nhà trường; sau đó lấy ý kiến biểu quyết của tập thể, được đưa vào Nghị quyết Hội nghị Cán bộ viên chức để thực hiện trong năm học. Hằng năm, nhà trường thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ; phổ biến đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên về chủ trương của Đảng, các chế độ, chính sách của Nhà nước, của ngành; những quy định của nhà trường đối với người học, kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào tạo của nhà trường thông qua các cuộc họp hội đồng sư phạm, họp công đoàn trường. Việc tham gia thảo luận và đóng góp ý kiến của CB, GV, NV nhà trường hoàn toàn phù hợp với Khoản 1, Điều 11, 12 Thông tư 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 Thông tư hướng dẫn thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ sở giáo dục công lập [H1-1.7-06]; [H1-1.9-01].

Tập thể nhà trường luôn đoàn kết, thống nhất, thực hiện tốt quy chế dân chủ, yêu thương, tôn trọng, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, các kế hoạch, nội quy, quy chế, chế độ của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các cháu học sinh được ban giám hiệu xin ý kiến, thống nhất, tạo sự đồng thuận cao trong đội ngũ và cha mẹ trẻ, các chế độ chính sách của đội ngũ, học sinh đều được thanh toán đầy đủ, đúng chế độ, do đó trong 5 năm qua nhà trường không có đơn thư khiếu nại tố cáo của cán bộ viên chức cũng như nhân dân, cha mẹ trẻ trên địa bàn. Các kiến nghị, phản ánh về công tác chăm sóc, giáo dục được giải quyết đầy đủ, kịp thời, hợp tình, hợp lý được cán bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ trẻ và nhân dân tin tưởng tuyệt đối [H1-1.9-02].

Hằng năm nhà trường đều có báo cáo đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ trong trường học, nội dung được thể hiện rõ ràng cụ thể trong báo cáo tổng kết năm học của nhà trường, báo cáo tổng kết công đoàn [H1-1.2-04]; [H1-1.3-01].

Mức 2

Các biện pháp và cơ chế giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường được giao cho Ban Thanh tra nhân dân, cụ thể giám sát việc thực hiện nghị quyết Hội nghị viên chức và người lao động, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, đảm bảo chế độ và quyền lợi cho người lao động đảm bảo công khai, minh bạch. Cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường luôn phát huy tốt quy chế dân chủ, nguyên tắc tập trung dân chủ với phương châm tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chi bộ đảng, chính quyền đối với việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, bồi dưỡng các chủ trương của Đảng về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở trường. Nâng cao chất lượng thực hiện quy chế dân chủ gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cải cách hành chính, phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tiêu cực. Kết quả kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế dân chủ được Ban thanh tra nhân dân công khai ngay sau khi kết thúc đợt kiểm tra [H1-1.9-03].

2. Điểm mạnh

Thực hiện nghiêm túc việc tổ chức cho Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên tham gia thảo luận ý kiến vào các bản kế hoạch, các quy định về Quy chế dân chủ trong đơn vị qua hội nghị viên chức một cách công khai. Có các biện pháp, cơ chế giám sát quy chế dân chủ cơ sở đảm bảo công khai, minh bạch, tập thể nhà trường đoàn kết, yêu thương, chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau trong công việc. Đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, tận tụy, thân thiện với phụ huynh học sinh và nhân dân. Thực hiện tốt việc triển khai các chế độ đối với học sinh, giáo viên. Trong nhiều năm qua nhà trường không có đơn thư khiếu nại tố cáo của cán bộ viên chức, các bậc cha mẹ học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn. Nhà trường phát huy tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tôn trọng trí tuệ tập thể, dân chủ kỷ cương, dân chủ trong bàn bạc, trong làm và trong kiểm tra, theo nguyên tắc “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”

3. Điểm yếu

Một số đồng chí còn chưa mạnh dạn trao đổi ý kiến đóng góp, thảo luận về kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường.

 

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng tiếp tục thực hiện tốt nguyên tắc tập trung, dân chủ; lấy ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng kế hoạch, nội quy, quy chế thông qua các cuộc họp, hội nghị viên chức và người lao động; Tiếp tục phát huy vai trò của ban thanh tra nhân dân trong giám sát thực hiện hiệu quả quy chế dân chủ, giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có), có biện pháp giám sát thường xuyên, thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ, đảm bảo công khai minh bạch trong công tác giám sát. Năm học 2023-2024 và những năm học tiếp theo đồng chí Trần Thị Na kiêm nghiệm công tác văn thư tạo đường link để nhà trường nhận được nhiều ý kiến khách quan hơn từ phụ huynh, cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

Tiêu chí 1.10: Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học

Mức 1

a) Có phương án đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng chống thảm họa, thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường, những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

b) Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên và trẻ trong nhà trường;

c) Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Mức 2

a) Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng chống cháy nổ; an toàn phòng chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường.

b) Nhà trường thường xuyên kiểm tra, thu thập, đánh giá, xử lý các thông tin, biểu hiện liên quan đến bạo lực học đường, an ninh trật tự và có biện pháp ngăn chặn kịp thời, hiệu quả.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Hằng năm, nhà trường xây dựng đầy đủ các phương án, kế hoạch như: Kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh trường học, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ [H1-1.10-01]; Phương án phòng cháy, chữa cháytrường chính và 01 điểm trường lẻ, có bình cứu hỏa và bộ tiêu lệnh phòng cháy chữa cháy, đường nước nhằm phòng tránh hỏa hoạn [H1-1.10-02]; Kế hoạch đảm bảo an toàn, an ninh trường học, công tác xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích trong trường mần non được UBND thành phố Lào Cai công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn trường học an toàn trường học phòng chống tai nạn thương tích; Nhà trường có kế hoạch hoạt động y tế học đường và thường xuyên phối hợp với trạm y tế xã tổ chức phun thuốc khử khuẩn [H1-1.10-03]. Kế hoạch phòng chống dịch Covid-19 [H1-1.10-04]; Hằng năm nhà trường tham mưu với Lãnh đạo UBND xã, chỉ đạo công an viên giúp nhà trường kiểm soát an toàn, an ninh khu vực xung quanh trường chính và hỗ trợ các điểm trường. Nhà trường có bảo vệ  điểm trường, phân công nhiệm vụ cụ thể trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học [H1-1.10-05]. Các nội dung phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường, vệ sinh an toàn thực phẩm được đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Nhà trường tổ chức cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường chính và 01 điểm trường lẻ, có hồ sơ mua bán thực phẩm; qua các đợt kiểm tra liên ngành về bếp ăn của Trung tâm y tế thành phố Lào Cai kết quả nhà trường đã tổ chức, thực hiện tốt công tác bán trú cho trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm [H1-1.2-04]; [H1-1.10-06].

Nhà trường có 02 hộp thư góp ý, điểm trường chính hòm thư góp ý được đặt ở đầu cầu thang tầng 1, điểm trường Pèng hòm thư góp ý được đặt ở đầu lớp học. Số điện thoại đường dây nóng được gắn tại biển trường và công khai số điện thoại của Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tại các cuộc họp với cha mẹ học sinh, trên trang website của trường. Bố trí phòng tiếp công dân tại phòng nhân viên bảo vệ và thực hiện tiếp nhận và xử lý các thông tin phản ánh của người dân. Nhà trường có đủ các điều kiện đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên như: Thành lập Ban chỉ đạo trường học an toàn, Bảo vệ, nhân viên y tế trực thường xuyên tại trường [Quan sát thực tế].

Nhà trường có đội ngũ giáo viên, nhân viên nhiệt tình, trách nhiệm, hết lòng tận tụy, yêu nghề, mến trẻ thực hiện nghiêm các quy định về đạo đức nhà giáo, không vi phạm các hành vi giáo viên và nhân viên không được làm quy định tại Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường mầm non, không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực học đường, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ được đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần. Trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật được đối xử bình đẳng như nhau [H1-1.5-03].

Mức 2

100% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được nghe phổ biến, hướng dẫn, thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích, an toàn phòng, chống cháy nổ, an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai, phòng, chống dịch bệnh, phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường thông qua các buổi họp, tập huấn, bồi dưỡng hè, qua các phương tiện thông tin đại chúng, thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện tốt khai báo y tế, khử khuẩn, rửa tay sát khuẩn và cài ứng dụng bluezone, sổ sức khỏe trên điện thoại quét mã QR khi đến cơ quan đơn vị học tập, giao dịch, làm việc [H1-1.2-04].

Nhà trường thường xuyên kiểm tra, giám sát và đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện nghiêm túc các hoạt động trong một ngày, giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ, thường xuyên nắm bắt thông tin, đánh giá xử lý thông tin kịp thời, chấn chỉnh đội ngũ trong kỷ luật phát ngôn, có giải pháp ngăn chặn kịp thời các thông tin, 5 năm liên tiếp nhà trường thực hiện tốt việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học [H1-1.7-06].

2. Điểm mạnh

Các phương án đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, an toàn phòng chống tai nạn thương tích, an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống dịch bệnh, các tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong trường được xây dựng cụ thể bằng văn bản phối hợp, kế hoạch tổ chức thực hiện chi tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường. Thực hiện nghiêm túc quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, bếp ăn đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hòm thư góp ý, đường dây nóng được công khai rộng rãi và phát huy tốt hiệu quả. Trong các năm học tuyệt đối không có hiện tượng kì thị, bạo lực học đường xảy ra, được thành phố chứng nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích nhiều năm liên tục. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ được phổ biến, hướng dẫn thực hiện phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh phù hợp với đối tượng và được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Nhà trường không có phản ánh, kiến nghị của các bậc cha mẹ trẻ, người dân về các các vi phạm đạo đức nhà giáo. Chủ động phối kết hợp với công an phòng cháy, chữa cháy tỉnh Lào Cai, trung tâm an toàn vệ sinh thực phẩm, công an xã Hợp Thành, bảo vệ thôn, công an viên phối hợp làm tốt công tác đảm bảo an toàn về cơ sở vật chất, tinh thần và thể chất cho trẻ.

3. Điểm yếu

Công tác tổ chức tập huấn về công tác an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống các tệ nạn xã hội còn ít.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo tiếp tục phát huy điểm mạnh, Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng chống thảm họa, thiên tai; phòng chống dịch bệnh; phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường theo các văn bản quy định. Chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, lựa chọn các chuyên đề phù hợp, mời trung tâm y tế, công an phòng cháy về trường tập huấn để 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên nắm bắt được các nội dung về đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng chống tai nạn, thương tích; an toàn phòng, chống cháy nổ; an toàn phòng, chống thảm họa thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường từ 1 đến 2 buổi. Hằng năm, hiệu trưởng lập kế hoạch tăng cường, sửa chữa cơ sở vật chất góp phần đảm bảo an toàn trường học cho cô và trẻ. Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch chủ đề lồng ghép các nội dung về giáo dục kỹ năng sống để giáo dục và hướng dẫn trẻ tự bảo vệ mình.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 2

* Kết luận về Tiêu chuẩn 1

Nhà trường đã xây dựng được chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025 phù hợp với mục tiêu gáo dục, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi vào học lớp 1, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội địa phương, hằng năm có các giải pháp rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng, chiến lược trong các năm học như điều chỉnh về công tác phát triển số lượng, cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ. Nhà trường có đủ cơ cấu tổ chức Hội động trường, Hội đồng chấm sáng kiến, Hội đồng chấm thi giáo viên dạy giỏi, các tổ chức Đảng, Công đoàn, các Hội đồng, đoàn thể được kiện toàn, bổ sung thường xuyên, hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tích cực trong công tác bồi dưỡng chuyên môn, phát triển đảng viên, chăm lo đời sống cho cán bộ, giáo viên và người lao động, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục của nhà trường, các tổ chức Đảng, đoàn thể liên tục được các cấp trên đánh giá, xếp loại hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc, Chi bộ đạt 5 năm liên tục hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trường có đủ hiệu trưởng và 02 phó hiệu trưởng, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng, các tổ chuyên môn và tổ văn phòng thực hiện tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn, đánh giá xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, định kỳ rà soát, bổ sung điều chỉnh kế hoạch của tổ, kiểm tra đánh giá chất lượng hiệu quả công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, quản lý sử dụng tài liệu, đồ dùng, đồ chơi. Thực hiện nghiêm túc công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng thực đơn theo mùa, lưu mẫu thực phẩm, tính khẩu phần ăn, công khai dưỡng chất, cân đối khẩu phần ăn cho trẻ. 10/10 lớp mẫu giáo được tổ chức học 2 buổi /ngày, số lớp/trường đảm bảo theo đúng Điều lệ trường mầm non. Hệ thống hồ sơ nhà trường, hồ sơ quản lý chuyên môn, hồ sơ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, hồ sơ quản lý tài sản, tài chính được lưu trữ đầy đủ, khoa học, nhà trường thực hiện nghiêm túc việc lập dự toán chi tiêu nội bộ, kế hoạch thu chi xã hội hóa, quyết toán tài chính, kiểm kê tài sản, công khai, sử dụng tài sản, tài chính nghiêm túc, đúng quy định, sử dụng hiệu quả phần mềm Misa (kế toán), cơ sở dữ liệu ngành trong quản lý hành chính, tài chính, tài sản. Hằng năm nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho đội ngũ học tập nâng cao trình độ chuyên môn, Hiệu trưởng phân công, sử dụng cán bộ, giáo viên, nhân viên hợp lý, giáo viên được đảm bảo các quyền theo quy định. Kế hoạch giáo dục của nhà trường bám sát chương trình GDMN, xây dựng kế hoạch phát triển chương trình giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện của địa phương, đảm bảo tính liên thông, kế hoạch được rà soát, điều chỉnh bổ sung định kỳ theo chủ đề, thường xuyên kiểm tra, đánh giá. Thực hiện tốt quy chế dân chủ, công khai thường xuyên tại bảng thông báo ở cổng trường, trong các cuộc họp, trong 5 năm liên tục nhà trường không có đơn thư khiếu nại, tố cáo. Nhà trường có phương án đảm bảo an ninh trật tự, thực hiện tốt phương án đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ, phòng chống thảm họa thiên tai, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội và phòng chống bạo lực trong nhà trường, có hòm thư góp ý đặt ở nơi thuận lợi, không xảy ra bạo lực học đường.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 1: 10/10 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 2: 10/10 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 3: 5/5 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt yêu cầu: 0, chiếm tỷ lệ 0%.

          * Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

Mở đầu

Nhà trường đủ số lượng CBQL, GV, NV theo quy định tại Điều 3 Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015. Thông tư liên tịch Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập và mục II Thông tư liên tịch số 71/2007/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 28 tháng 11 năm 2007. Thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng với nhiều năm công tác, có trình độ chuyên môn trên chuẩn, 3/3 đồng chí đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý và 01 đồng chí bằng trung cấp lý luận chính trị, hàng năm các đồng chí cán bộ quản lý đều được đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đạt loại tốt trở lên. 100% giáo viên đạt chuẩn trở lên về trình độ đào tạo. Đội ngũ giáo viên luôn tích cực, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề mến trẻ, có ý thức học hỏi, rèn luyện và phấn đấu trong chuyên môn, luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi công việc được giao. Hàng năm 100% giáo viên được đánh giá xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt từ khá trở lên. Đội ngũ giáo viên, nhân viên có trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Trong 05 năm qua nhà trường không có hiện tượng nào vi phạm bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Tiêu chí 2.1:  Đối với hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

Mức 1

a) Đạt tiêu chuẩn theo quy định;

b) Được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng trở lên;

c) Được bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giáo dục theo quy định.

Mức 2

a) Trong 05 năm liên tiếp, tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 02 năm được đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên;

b) Được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị theo quy định; được giáo viên, nhân viên trong trường tín nhiệm.

Mức 3

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 01 năm đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường có đủ 01 hiệu trưởng, 02 phó hiệu trưởng đảm bảo đạt các yêu cầu theo quy định tại Điều 10 Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GD&ĐT Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm nonĐiều 44, Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020, Nghị định quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Cụ thể: Năm học 2017-2018 hiệu trưởng là đồng chí Bùi Thị Mai Hương có bằng Đại học sư phạm mầm non, công tác liên tục trong ngành giáo dục 12 năm, có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Phó hiệu trưởng 1 đồng chí Đặng Thị Thu Hà có bằng Đại học sư phạm mầm non, thời gian công tác liên tục trong ngành giáo dục 20 năm có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Phó hiệu trưởng 2 đồng chí Vũ Thị Xuân Thu có bằng Cao đẳng sư phạm mầm non, công tác liên tục trong ngành giáo dục 5 năm, có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục. Năm học 2018-2019 đồng chí Bùi Thị Mai Hương chuyển công tác, đồng chí Bùi Thị Hoa Hồng được điều động bổ nhiệm chức vụ hiệu trưởng theo quyết định số 2541/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2018, đồng chí hiệu trưởng có bằng Đại học sư phạm MN, chứng chỉ quản lý giáo dục, bằng trung cấp lý luận chính trị, công tác liên tục trong ngành 22 năm và 05 năm làm cán bộ quản lý. Năm học 2019-2020 đồng chí Đặng Thị Thu Hà chuyển công tác, điều động bổ nhiệm đồng chí Vũ Thanh Hiền có bằng Đại học sư phạm MN, chứng chỉ quản lý giáo dục, công tác liên tục trong ngành 17 năm với chức danh phó hiệu trưởng theo quyết định số 2834/QĐ-UBND ngày 31 tháng 7 năm 2019. Năm học 2020-2021 đồng chí Vũ Thị Xuân Thu chuyển công tác. Năm học 2021-2022 đồng chí Vũ Thanh Hiền chuyển công tác, đồng chí Đặng Thị Hiền được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng theo quyết định số 3216/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021, có trình độ Đại học sư phạm mầm non, 13 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục, có chứng chỉ sơ cấp Lý luận Chính trị, chứng chỉ quản lý giáo dục, chứng chỉ tin học cơ bản, chứng chỉ tiếng Mông; đồng chí Nguyễn Thị Hải Hòa được điều động bổ nhiệm chức vụ phó hiệu trưởng theo quyết định số 3207/QĐ- UBND ngày 29 tháng 7 năm 2021, có trình độ Đại học sư phạm mầm non, chứng chỉ quản lý giáo dục, 25 năm công tác liên tục trong ngành giáo dục và 16 năm làm cán bộ quản lý, có chứng chỉ sơ cấp Lý luận Chính trị, chứng chỉ tin học cơ bản [H1-1.4-01].

Hằng năm, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được CB, GV, NV tham gia đánh giá, nhận xét và được trưởng phòng giáo dục đánh giá xếp loại chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vào cuối năm học đảm bảo đúng theo quy định, cụ thể: Năm học 2017-2018 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được Hội đồng giáo dục nhà trường, trưởng Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai đánh giá đạt chuẩn ở mức hoàn thành xuất sắc theo Thông tư số 17/2011/TT-BGDĐT ngày 14/4/2011 của Bộ GD&ĐT Thông tư ban hành Quy định chuẩn hiệu trưởng trường MN. Từ năm học 2018-2019 đến nay nhà trường thực hiện đánh giá theo văn bản số 516/SGD&ĐT-TCCB ngày 02/04/2019 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường MN, phổ thông theo chuẩn hiệu trưởng, kết quả: Năm 2018-2019 hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá xếp loại đạt chuẩn ở mức tốt; Từ năm học 2019-2020 đến năm học 2021-2022 hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT đánh giá đạt chuẩn ở mức tốt [H2-2.1-01].

Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ như tập huấn nâng cao năng lực cán bộ quản lý; lớp bồi dưỡng chuyên môn trong hè. Các buổi hội thảo cấp thành phố như “Tập huấn công tác xã hội hóa trong trường học”; “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm”; “Nâng cao năng lực quản lý trường Mầm non”; “Nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục theo hướng trải nghiệm”, “Thực hành Steam trong giáo dục mầm non”; Hội thảo chuyển đổi số trong giáo dục… [H1-1.7-03].

Mức 2

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng đều được xếp loại chuẩn từ khá trở lên, cụ thể: Năm học 2017-2018 hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng được xếp loại xuất sắc theo Thông tư 17/2011/TT-BGDĐT, ngày 14/4/2011của Bộ GDĐT ban hành quy định chuẩn hiệu trưởng trường mầm non. Từ năm học 2018-2019 đến nay hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng thực hiện đánh giá chuẩn theo văn bản số 516/SGD&ĐT-TCCB ngày 02/4/2019 của Sở GD&ĐT về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông theo chuẩn hiệu trưởng, kết quả: Năm 2018-2019 hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng xếp loại ở mức tốt; năm học 2019-2020, hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT đánh giá đạt chuẩn hiệu trưởng ở mức tốt; năm học 2020-2021 hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng thực hiện tự đánh giá xếp loại ở mức tốt; năm 2021-2022 hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng được Phòng GD&ĐT đánh giá đạt mức tốt [H2-2.1-01].

Hiệu trưởng Bùi Thị Hoa Hồng có bằng tốt nghiệp trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính, phó hiệu trưởng 1 Nguyễn Thị Hải Hòa và phó hiệu trưởng 2 Đặng Thị Hiền đã có chứng chỉ sơ cấp lý luận Chính trị – Hành chính. Hàng năm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng được bồi dưỡng, tập huấn về lý luận chính trị qua các đợt bồi dưỡng hè, các đợt học tập Chỉ thị, Nghị Quyết các cấp [H1-1.4-01]; [[H1-1.7-03]. Cuối năm học hiệu trưởng và phiệu trưởng được giáo viên, nhân viên nhà trường tín nhiệm và đóng góp ý kiến về công tác quản lý giáo dục [H2-2.1-01].

Mức 3

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đều được xếp loại ở mức tốt trở lên vượt 4 năm so với quy định nội hàm mức 3 [H2-2.1-01].

2. Điểm mạnh

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, thời gian công tác của Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng đảm bảo quy định. Có chứng chỉ bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý, chứng chỉ tin học, chứng chỉ tiếng Anh. Phó hiệu trưởng 2 có chứng chỉ tiếng Anh và tin học. Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng đã được bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ, gương mẫu trong mọi công việc, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nắm vững mục tiêu nội dung chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực trong việc quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai các hoạt động của nhà trường, được cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường, cha mẹ trẻ, nhân dân địa phương và các cấp quản lý tín nhiệm. Trong 5 năm liên tiếp (từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022) Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng được đánh giá chuẩn hiệu trưởng, phó hiệu trưởng xếp loại từ tốt trở lên, vượt so với yêu cầu mức 3.

3. Điểm yếu

Phó hiệu trưởng 1 chưa học trung cấp lý luận chính trị, phó hiệu trưởng 2 mới bổ nhiệm, hiện mới có chứng chỉ sơ cấp chính trị.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Nhà trường tiếp tục phát huy điểm mạnh, học kỳ II năm học 2022-2023 Hiệu trưởng lập danh sách, đề xuất phòng GD&ĐT cho phó hiệu trưởng 2 đi học lớp trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính vào đợt sớm nhất trong năm 2023, bố trí tạo điều kiện cho phó hiệu trưởng 1 đi học lớp trung cấp lý luận Chính trị – Hành chính theo đúng công văn số 184/PGD&ĐT-TCCB ngày 14/4 năm 2021 về việc cử cán bộ tham gia lớp trung cấp LLCT- HC. Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo cán bộ quản lý nhà trường tiếp tục tự học tập và nâng cao năng lực quản lý, tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo mới của ngành, vận dụng sáng tạo linh hoạt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và hội nhập Quốc tế. Ban giám hiệu thực hiện nghiêm túc công tác đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, duy trì và nâng cao kết quả đánh giá.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên

Mức 1

a) Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định;

b) 100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định;

c) Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Mức 2

a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 55%; đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 40%; trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình phù hợp;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên, trong đó có ít nhất 60% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên và ít nhất 50% ở mức khá trở lên đối với trường thuộc vùng khó khăn;

c) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3

a) Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn trình độ đào tạo đạt ít nhất 65% đối với các trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 50%;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, có ít nhất 80% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 70% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 20% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường đủ giáo viên theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 Thông tư liên tịch Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Năm học 2022-2023 trường Mầm non Hợp Thành có tổng số 20 giáo viên (17 biên chế và 03 giáo viên hợp đồng)/10 nhóm lớp, đạt tỷ lệ 2,0% giáo viên /lớp đảm bảo cơ cấu và số lượng giáo viên theo quy định. Giáo viên được sắp xếp, bố trí hợp lý đảm bảo thực hiện Chương trình GDMN theo quy định [H1-1.7-04].

Năm học 2017-2018 nhà trường tổng số 22 giáo viên, trong đó: 17/22 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 05 giáo viên đạt trình độ chuẩn. Năm học 2018-2019 có 20 giáo viên, trong đó: 18/20 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 02 giáo viên đạt trình độ chuẩn. Năm học 2019-2020 có 20 giáo viên, trong đó: 19/20 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 01 giáo viên đạt trình độ chuẩn. Năm học 2020-2021 có 20 giáo viên, trong đó: 08 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 12 giáo viên đạt trình độ chuẩn. Năm học 2021-2022 nhà trường tổng số 20 giáo viên, trong đó: 07 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 13 giáo viên đạt trình độ chuẩn. Năm học 2022-2023 nhà trường có tổng số 20 giáo viên, trong đó: 09 giáo viên đạt trình độ trên chuẩn, 11 giáo viên đạt trình độ chuẩn [H2-2.2-01]. (Thực hiện theo Thông tư số 29/2021/TT-BGDĐT ngày 20/10/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ngưng hiệu lực quy định chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo tại một số thông tư do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hiện nhà trường vẫn đảm bảo trình độ đào tạo). 

Trong các năm học 100% giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non đạt từ mức khá trở lên, vượt 5% quy định mức 1 [H1-1.2-04]; [H2-2.2-02].

Mức 2

Trong 05 năm liên tiếp tỷ lệ giáo viên trên chuẩn về trình độ đào tạo được duy trì ổn định và tăng dần theo lộ trình. Năm học 2017-2018 có 17/22 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo đạt 77%; năm học 2018- 2019 có 18/20 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo đạt 90%; năm học 2019-2020 có 19/20 giáo viên đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo đạt 95%. Năm học 2020-2021 có 8/20 giáo viên có trình độ trên chuẩn theo luật GD 2019 đạt 40%. Năm học 2021-2022 có tổng số 20 giáo viên (18 giáo viên biên chế, 02 giáo viên hợp đồng) có 7/20 giáo viên có trình độ trên chuẩn đạt 35%; 13/20 giáo viên có trình độ chuẩn; trong đó có 06 đồng chí giáo viên đang học liên thông lên đại học. Năm học 2022-2023 có tổng số 20 giáo viên (17 giáo viên biên chế, 03 giáo viên hợp đồng). Trong đó gồm 9/20 giáo viên có trình độ đại học sư phạm mầm non đạt 45%; 11/20 giáo viên có trình độ cao đẳng sư phạm mầm non đạt 55% (hiện tại có 06 đồng chí giáo viên đang học liên thông lên đại học) [H2-2.2-01].

Trong 5 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trở lên, cụ thể: Năm học 2017-2018 giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quyết định số 02/2008/QĐ-BGDĐT về quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Kết quả cụ thể có 22/22 GV xếp loại khá trở lên đạt 100%. Từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2021-2022 giáo viên đánh giá theo Thông tư 26/2018/TT-BGD&ĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 về quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và công văn số 517/SGD&ĐT-TCCB ngày 02 tháng 4 năm 2019 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại giáo viên trường mầm non, phổ thông. Kết quả: năm học 2018-2019 có 20/20 giáo viên được đánh giá xếp loại khá trở lên đạt 100%; năm học 2019-2020 có 20/20 giáo viên đạt 100% được đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên đạt mức khá trở lên; năm học 2020-2021 và 2021-2022 giáo viên tự đánh giá 20/20 giáo viên xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên đạt 100%, vượt 45% so với quy định mức 2 [H2-2.2-02].

Trong 05 năm liên tiếp tính từ thời điểm đánh giá 100% giáo viên nhà trường luôn thực hiện tốt nội quy, quy định của ngành, của địa phương, nỗ lực hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, nhà trường không có giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1.2-04].

Mức 3 

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2019-2020 theo Điều lệ trường mầm non tại văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BGDĐT trường có tỷ lệ giáo viên đạt trình độ chuẩn từ 77% đến 100%. Từ năm học 2020-2021 đến nay tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn theo luật giáo dục 2019 đạt từ 45% trở lên [H2-2.2-01].

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá có 100% giáo viên được đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức khá trở lên, trong đó giáo viên đạt chuẩn ở mức tốt cao, cụ thể: Năm học 2017-2018 có 12/22 giáo viên xếp loại tốt đạt 54,5 %; năm học 2018-2019 có 12/ 20 giáo viên xếp loại tốt đạt 60%; năm học 2019-2020 có 7/20 giáo viên xếp loại ở mức tốt đạt 35 %; năm học 2020-2021 có 13/20 giáo viên xếp loại ở mức tốt đạt 65 %; năm học 2021-2022 có 10/20 giáo viên xếp loại ở mức tốt đạt 50% [H1-1.2-04]; [ H2-2.2-02].

 

2. Điểm mạnh

Nhà trường đủ 02 giáo viên 01 lớp theo quy định tại Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 3 năm 2015 Thông tư liên tịch Quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập. Giáo viên được phân công nhiệm vụ phù hợp với năng lực, luôn chủ động trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn trở lên. Hằng năm 100% giáo viên được đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, tỷ lệ giáo viên xếp loại khá, tốt đề đạt so với qui định. Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có giáo viên vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

3. Điểm yếu

Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn so với mức 3 chưa đạt, thiếu 20%.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm Hiệu trưởng rà soát trình độ giáo viên, lập danh sách đi học nâng cao trình độ theo lộ trình đảm bảo đến năm 2023 trình độ trên chuẩn đạt 65%, tiếp tục tạo điều kiện cho 6 giáo viên đang theo học lớp ĐHSPMN hoàn thành khóa học; trong năm học 2022-2023 đề xuất 02 giáo viên đi học nâng cao trình độ trên chuẩn phấn đấu đạt 75% giáo viên có trình độ trên chuẩn vào năm 2026, đến năm 2029 đề xuất 02 giáo viên đi học ĐHSP đạt 85% giáo viên có trình độ trên chuẩn. Giao cho đồng chí phó hiệu trưởng 2 duy trì và đẩy mạnh công tác bồi dưỡng thường xuyên nâng cao chất lượng các tiêu chí chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, giao cho tổ trưởng chuyên môn thực hiện đánh giá nghiêm túc chuẩn nghề nghiệp giáo viên cuối năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 2.3: Đối với nhân viên

Mức 1

a) Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công;

b) Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực;

c) Hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Mức 2

a) Số lượng và cơ cấu nhân viên đảm bảo theo quy định;

b) Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá không có nhân viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.

Mức 3

a) Có trình độ đào tạo đáp ứng được vị trí việc làm;

b) Hằng năm, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm.

 

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Năm học 2022-2023 nhà trường có đủ số lượng nhân viên đáp ứng nhu cầu chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong đó có 01 nhân viên kế toán; 01 nhân viên y tế được phân công kiêm công tác văn thư, 03 nhân viên bảo vệ trong đó 01 nhân viên bảo vệ kiêm công tác phòng cháy chữa cháy, 01 giáo viên kiêm công tác thủ quỹ nhà trường, 01 lao công, 05 nhân viên cấp dưỡng [H1-1.7-04].

Nhà trường phân công công việc cho nhân viên phù hợp với trình độ đào tạo và theo năng lực công tác để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Nhân viên kế toán quản lý ngân sách nhà nước, quyết toán thu chi ngân sách nhà nước, công khai ngân sách nhà nước theo quy định tại Điều 8, Điều 13, Điều 15 Luật ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhân viên y tế kiêm công tác văn thư chịu trách nhiệm công tác y tế trường học: Cân đo, chấm biểu đồ tăng trưởng, phối hợp y tế theo dõi chăm sóc sức khỏe, lịch tẩy giun, uống vitamin của học sinh, thực hiện nhiệm vụ theo dõi công văn đi, công văn đến hằng năm và lưu trữ, bảo quản hồ sơ lưu của nhà trường. Nhân viên bảo vệ chịu trách nhiệm bảo quản an toàn cơ sở vật chất của nhà trường điểm trường chính; 01 giáo viên kiêm công tác thủ quỹ nhà trường, 05 nhân viên cấp dưỡng chịu trách nhiệm nấu ăn theo thực đơn và khẩu phần phù hợp với trẻ, thực hiện nghiêm túc trong sơ chế, nấu ăn, chia các loại thức ăn, lưu mẫu thực phẩm đúng quy định; đảm bảo tuyệt đối an toàn thực phẩm, không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm tại trường, 01 nhân viên lao công tại điểm chính chịu trách nhiệm dọn dẹp, vệ sinh trong khuôn viên trường [H1-1.7-04].

Nhân viên nhà trường luôn thực hiện đầy đủhoàn thành các nhiệm vụ được giao theo quy định tại Điều 28 Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Điều lệ trường mầm non. 100% nhân viên thực hiện tốt quy chế chuyên môn nghề nghiệp và chấp hành nội quy của nhà trường, thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Nhân viên kế toán làm tốt công tác thu-chi, chế độ chính sách của trẻ, của cán bộ, giáo viên, nhân viên theo đúng Luật ngân sách; nhân viên cấp dưỡng đảm bảo vệ sinh ăn uống, tuân thủ theo quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn cho trẻ, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường; nhân viên bảo vệ bảo quản an toàn cơ sở vật chất của nhà trường; nhân viên y tế thực hiện tốt công tác phối hợp chăm sóc sức khỏe và giám sát công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường, thực hiện tốt công tác văn thư; giáo viên kiêm nghiệm công tác thủ quỹ trường thực hiện tốt việc thu, chi tiền theo đúng quy định; nhân viên lao công thực hiện tốt việc vệ sinh, dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên trường học. Các nhân viên tích cực trau dồi đạo đức, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của bản thân và nhà trường; đoàn kết, tương trợ giúp đỡ đồng nghiệp, rèn luyện sức khỏe, thường xuyên học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của ngành, của nhà trường, quyết định của hiệu trưởng và được đảm bảo chế độ chính sách theo quy định [H1-1.2-04]; [H2-2.3-01].

Mức 2

Nhà trường có 11 nhân viên theo khoản 3 Điều 4, khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 03 năm 2015 quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập: Trong đó có 03 nhân viên biên chế (01 nhân viên kế toán, 01 nhân viên bảo vệ, 01 nhân viên y tế kiêm văn thư), 08 nhân viên hợp đồng (01 lao công, 02 nhân viên bảo vệ, 05 cấp dưỡng) [H1-1.7-04].

100% nhân viên có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, nhiệt tình trong công tác, trách nhiệm cao trong công việc, hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Trong 05 năm liên tiếp nhà trường không có nhân viên bị kỉ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên [H1-1.2-04]; [H2-2.3-01].

Mức 3

Nhân viên đều có trình độ đào tạo, tham gia tập huấn, bồi dưỡng và có chứng chỉ bồi dưỡng theo quy định, đáp ứng được vị trí việc làm. Nhân viên kế toán có trình độ Đại học kế toán. Nhân viên y tế có trình độ trung cấp y tế. Nhân viên bảo vệ có chứng chỉ sơ cấp phòng cháy chữa cháy. Các nhân viên cấp dưỡng đều được tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm [H2-2.3-02]; [H2-2.2-01].

Hàng năm, nhân viên kế toán, cấp dưỡng trong nhà trường được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo vị trí việc làm do cấp trên tổ chức như vệ sinh an toàn thực phẩm, quản lý tài chính tài sản, thẩm định tài sản… Nhân viên bảo vệ được tham gia các lớp tập huấn theo vị trí được phân công [H1-1.7-03].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đủ số lượng nhân viên đủ theo quy định. Đội ngũ nhân viên đảm bảo về trình độ đào tạo, đáp ứng được vị trí việc làm theo quy định. Hằng năm, nhà trường phân công nhiệm vụ cho nhân viên phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực sở trường gắn với vị trí việc làm. Nhân viên có ý thức trách nhiệm trong công việc được giao, chấp hành nghiêm túc nội quy, quy chế của nhà trường, tuân thủ đúng các quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hằng năm, các nhân viên trong nhà trường được tham gia các lớp tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo vị trí việc làm, trong 5 năm liên tiếp không có nhân viên bị kỷ luật.

3. Điểm yếu

Nhân viên y tế kiêm nghiệm công tác văn thư chưa có chứng chỉ văn thư.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Học kỳ II năm học 2022-2023 hiệu trưởng lập danh sách cho nhân viên y tế kiêm nghiệm văn thư, giáo viên kiêm thủ quỹ tham gia tập huấn nghiệp vụ kiêm nghiệm đảm bảo hiệu quả nhiệm vụ được giao. Tiếp tục làm tốt công tác tạo động lực cho nhân viên làm việc, phát huy điểm mạnh, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ đào tạo, năng lực, sở trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

* Kết luận về tiêu chuẩn 2

Cán bộ quản lý,  giáo viên, nhân viên có trình độ chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ. Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng đảm bảo về trình độ chuyên môn, quản lý và chính trị, thường xuyên được bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ thông qua bồi dưỡng hè, bồi dưỡng, tập huấn trong năm học, các hội thảo chuyên đề các cấp, hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý và điều hành các hoạt động của nhà trường, hằng năm đều được đánh giá, xếp loại từ khá trở lên theo chuẩn hiệu trưởng, được đồng nghiệp và nhân dân tín nhiệm cao. Đây là nền tảng cho công tác quản lý của nhà trường ngày càng hiệu quả và khoa học. Đội ngũ giáo viên của nhà trường đảm bảo đủ về số lượng đạt tỷ lệ 2,0 giáo viên/lớp; nhiều đồng chí có trình độ chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy tốt, nhiều giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp thành phố, cấp tỉnh. Công tác học tập, bồi dưỡng, dự giờ, hội giảng ngày càng được đẩy mạnh và nâng cao. Số lượng, cơ cấu nhân viên cơ bản đảm bảo; các nhân viên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc được phân công.

Số lượng tiêu chí đạt mức 1: 3/3 tỷ lệ 100%.

   Số lượng tiêu chí đạt mức 2: 3/3 tỷ lệ 100%.

   Số lượng tiêu chí đạt mức 3: 3/3 tỷ lệ 100%.

Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Mở đầu

Trường Mầm non Hợp Thành có diện tích đất đảm bảo theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Các điểm trường được xây dựng có cổng, biển tên trường, hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ; các nhóm lớp có sân chơi, hiên chơi và hành lang, sân chơi chung được bố trí cây xanh phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng, khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài danh mục. Nhà trường có đủ số phòng học cho các lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; có đủ khối phòng hành chính quản trị và có đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu đảm bảo cho công tác quản lý các hoạt động chăm sóc giáo dục của nhà trường; Các bếp ăn của nhà trường vận hành theo hệ thống bếp ăn một chiều; phòng vệ sinh cho trẻ được khép kín trong các phòng lớp học, khu vệ sinh cho cán bộ giáo viên, nhân viên luôn đảm bảo sạch sẽ không ô nhiễm môi trường; có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường, hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ.

Tiêu chí 3.1: Diện tích, khuôn viên và sân vườn

Mức 1

a) Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho 1 trẻ đảm bảo theo quy định;

b) Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ;

c) Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi, cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

Mức 2

a) Diện tích xây dựng công trình và diện tích sân vườn đảm bảo theo quy định;

b) Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài; có sân chơi của nhóm, lớp; có nhiều cây xanh tạo bóng mát sân trường, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa đẹp; có vườn cây dành riêng cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập;

c) Khu vực trẻ chơi có đủ thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định; có rào chắn an toàn ngăn cách với ao, hồ (Nếu có)

Mức 3

Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động, có đủ các loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và có bổ sung thiết bị đồ chơi ngoài danh mục phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường có tổng diện tích đất 7.399m2/290 trẻ, bình quân đạt     25,6m²/trẻ, so với quy định tại mục 3 Điều 5 theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học là 12m2/1 trẻ vượt 8,86²/trẻ. Chia ra trường chính được chia làm 2 thớt, có diện tích đất là: 5.597m2/205 trẻ, diện tích bình quân mỗi trẻ là 27,3m2/trẻ, so với quy định diện tích vượt 15,3m2/trẻ và đã được cấp quyền sử dụng đất. Điểm trường Pèng có diện tích 1.802 m2/85 trẻ, diện tích bình quân mỗi trẻ 21,2m2/trẻ, so với quy định vượt 9,2m2/trẻ. [H3-3.1-01].

Trường chính có 02 cổng, cổng chính nằm trên trục đường đi ra xã Cam Đường, cổng trường có 4 cánh cửa sắt được mở ra bên ngoài, phía ngoài cổng được đổ bê tông thuận tiện cho các bậc cha mẹ đưa đón con đảm bảo an toàn giao thông. Biển tên trường được đặt phía bên phải từ ngoài vào, được xây bằng gạch đặc ốp đá màu nâu đỏ gắn chữ làm bằng mica màu vàng, phía trên bên trái của biển ghi cơ quan chủ quản (UBND thành phố Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo), giữa biển ghi tên trường, cuối biển ghi địa điểm trường và số điện thoại nhà trường theo đúng quy định tại Điều 5 thông tư 52/2020/TT BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 Thông tư ban hành Điều lệ trường mầm non; cổng phụ cách cổng chính khoảng 100m, rẽ phải đường vào thôn Kíp Tước 1, có 11 bậc lên xuống được xây và lát gạch sạch sẽ, phía cổng trường chính tường được xây cao 80cm phía dưới, phía trên là rào sắt sơn màu xanh cao 1,2m ngăn cách giữa trường với đường đi, phía sau dãy nhà 3 tầng có 50m tường xây ngăn cách với ruộng [H3-3.1-02]. Điểm trường Pèng có cổng nằm trên trục đường đi vào xã Hợp Thành, có 2 cánh cổng bằng sắt cao 2m, mỗi cánh rộng 1,5m, mở vào phía trong sân, có biển tên điểm trường đặt phía trên cổng theo đúng quy định, có tường rào 2 bên cổng dài 1.200m, phía sau các phòng lớp học có tường xây bao quanh ngăn cách với ruộng lúa của nhân dân. 100% các điểm trường đều có lao công quét dọn hàng ngày luôn đảm bảo sạch sẽ phù hợp với cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ (Quan sát thực tế).

10/10 nhóm, lớp đều có sân chơi, hiên chơi, hành lang; sân chơi chung có đồ chơi ngoài trời, có vườn cây xanh, chậu hoa, cây cảnh, cây bóng mát. Tại trường chính có 07 lớp học và 03 phòng chức năng có hiên chơi, hành lang rộng 2,1m đảm bảo 0,5-0,7m/trẻ, tầng 2 và tầng 3 của nhà 3 tầng có lan can cao 1,1m  phù hợp cho trẻ hoạt động; Sân chơi chung bên trong mái vòm được thiết kế theo hình chữ nhật với tổng diện tích là 630m2 nền được lát gạch bằng phẳng, trải cỏ nhân tạo, đảm bảo cho trẻ hoạt động thể dục, hoạt động tập thể toàn trường, phía ngoài sân mái vòm là sân chơi có diện tích 628m2 được lát gạch bằng phẳng có trồng cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường; Sân vườn được trồng cỏ nhật, trồng hoa, cây cảnh, cây ăn quả với diện tích 1000m2. Điểm trường Pèng có 03/03 lớp, 02 phòng chức năng có hiên chơi, hành lang đảm bảo 0,5m/trẻ, có bậc lên xuống để trẻ đi lại thuận lợi, sân chơi có mái vòm che rộng 350m2; Sân chơi chung rộng 1.200 m2 lát gạch sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ, trên sân có cây xanh, cây cảnh, hoa, khu vui chơi với cát, nước, đồ chơi được bố trí phù hợp với khuôn viên trường. [H3-3.1-02].

Mức 2

Nhà trường có tổng diện tích xây dựng công trình không lớn hơn 40%, diện tích xân vườn, cây xanh không nhỏ hơn 40%, diện tích giao thông nội bộ không nhỏ hơn 20% đảm bảo theo theo yêu cầu tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non, cụ thể: Trường chính có diện tích xây dựng công trình là 2.492m2/5,597m2 đạt 44,5%, diện tích sân vườn là …./3.605m2 đạt ..%, diện tích giao thông nội bộ là ….. đạt….; điểm trường Pèng có diện tích xây dựng công trình là 602/1.802m2 đạt 39%, diện tích sân vườn là …/3.144m2 đạt 67%, diện tích giao thông nội bộ là ….. đạt….. [H3-3.1-02].

Khuôn viên trường chính có tường xây bao quanh ngăn cách với bên ngoài bằng tường xây gạch và hàng rào nan sắt, sân chơi chia cho các lớp hoạt động riêng theo từng khu vực. Sân chơi chung được trồng cây tạo bóng mát cho cả sân chơi, được chăm sóc thường xuyên. vườn cây ăn quả rộng 800m2 được quy hoạch, tạo lối vào cho trẻ quan sát, chăm sóc, có vườn rau rộng 400m2 được quy hoạch rau theo luống, có các lối đi lát bằng gạch ba vanh an toàn, vệ sinh, thuận tiện cho trẻ đi lại chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, học tập. Điểm trường Pèng có tường xây và hàng rào sắt bao quanh dài 1.500m, các nhóm lớp đều có sân chơi trước cửa lớp, sân chơi chung có cây bóng mát, cây ăn quả, chậu cây cảnh, có vườn hoa, vườn rau dành riêng cho trẻ khám phá, học tập, trải nghiệm, được giáo viên, nhân viên và trẻ chăm sóc thường xuyên đảm bảo mỹ quan, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện[Quan sát thực tế].

Sân chơi và các khu vực trẻ chơi có tổng 22 loại thiết bị và đồ chơi ngoài trời đủ theo quy định tại Thông tư số 32/2012/TT-BGDĐT ngày 14/09/2012 ban hành danh mục thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non. Trong đó, trường chính 10 loại thiết bị, đồ chơi: Cầu trượt đơn con voi, nhà chui đoàn tàu, bập bênh đế cong, Bộ vận động đa năng (Thang leo – Cầu trượt – Ống chui), cột ném bóng, xích đu sàn lắc, Nhà chơi liên hoàn, cầu trượt đa năng bộ xà đu thang leo liên hoàn; điểm trường Pèng có các loại thiết bị đồ dùng, đồ chơi: Xích đu treo, cầu trượt, bập bênh, nhà chui liên hoàn, cột ném bóng được sắp xếp khoa học, thường xuyên được rà soát đảm bảo an toàn cho trẻ khi tham gia chơi, hoạt động [Quan sát thực tế]. Trường chính và  điểm trường lẻ có sân vườn được lao công và giáo viên chăm sóc, quét dọn thường xuyên sạch sẽ, có rào chắn an toàn ngăn cách với đường giao thông.

Mức 3

Sân vườn có khu vực riêng để thực hiện các các hoạt động giáo dục phát triển thể chất. Trường chính khu vực riêng để thực hiện các hoạt động giáo dục phát triển vận động được chia ra các khu như: Sân bóng đá mini; khu vui chơi cho trẻ có đủ các thiết bị và đồ chơi ngoài trời cho trẻ. Trong sân trường có nhiều  loại đồ chơi ngoài trời giúp trẻ phát triển vận động, có khu vực riêng cho trẻ sáng tạo như vẽ, sâu vòng, nặn, làm đồ chơi bằng lá cây, bằng các nguyên vật liệu tự nhiên và các trò chơi dân gian được bố trí dưới chân cầu thang, khu vui chơi với cát nước được bố trí ở góc sân, có hàng rào bảo vệ để đảm bảo an toàn cho trẻ. Các lối đi trong khu vực sân cỏ được thiết kế theo đường đi zic zắc, đường hẹp được sơn màu đẹp để trẻ phát triển vận động mọi lúc mọi nơi. Điểm trường Pèng sân vườn có khu vực riêng để thực hiện  các hoạt động giáo dục phát triển vận động được bố trí chơi với các loại đồ chơi ngoài trời có sân chơi với các loại đồ chơi ngoài trời đủ theo danh mục thiết bị đồ chơi ngoài trời cho giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ngoài các đồ chơi quy định trong danh mục nhà trường bổ sung thêm các bộ thiết bị đồ chơi ngoài danh mục: Khung thang leo bằng sắt được đan tết bằng dây thừng, bộ đường đi zích zắc bằng nhựa, xà đơn, xà kép, leo núi, cầu khỉ, cà kheo, bập bênh, cột ném bóng rổ làm bằng gỗ phù hợp với thực tế, đảm bảo an toàn cho trẻ [Quan sát thực tế].

 

 

 2. Điểm mạnh

Nhà trường có diện tích đất rộng, vượt so với quy định từ 9,2m2/trẻ đến 15,3m²/trẻ, diện tích xây dựng công trình, diện tích sân vườn đảm bảo so với tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. Trường có cổng trường, biển tên trường được thiết kế đảm bảo đúng quy định, đầy đủ thông tin về tên trường theo quy định tại Điều 5, Điều lệ Trường mầm non và được thiết kế phù hợp với điều kiện thực tế, dễ quan sát. Vị trí cổng trường thuận lợi cho việc đưa đón trẻ đảm bảo an toàn giao thông, có hệ thống tường rào bao quanh khu vực trường, tường rào được xây bằng gạch kiên cố và sắt ngăn cách với bên ngoài. Trường có sân chơi, hiên chơi và hành lang đảm bảo theo quy định, có lan can bao quanh đảm bảo an toàn cho trẻ, không gian được trang trí sáng tạo, phù hợp, phục vụ nhu cầu vui chơi, học tập và phát triển toàn diện cho trẻ. Sân chơi chung bằng phẳng, được lát gạch Block để tổ chức các hoạt động; sân chơi có trồng cây xanh tạo bóng mát; các khu vui chơi của trẻ được thiết kế quy hoạch phù hợp với quỹ đất, đảm bảo an toàn, tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động trải nghiệm. Khu vui chơi phát triển vận động cho trẻ có đầy đủ các trang thiết bị và đồ chơi ngoài trời theo quy định tại thông tư 32/2012 ngày 14/9/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có vườn cây ăn quả, vườn rau, vườn hoa riêng cho trẻ chăm sóc đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với thực tế và an toàn cho trẻ khi sử dụng.

3. Điểm yếu

Điểm trường Pèng thiết bị đồ chơi ngoài danh mục còn ít.

Hệ thống cây xanh, cây bóng mát tại trường chính mới được trồng lại do trường mới xây dựng hệ thống cây ăn quả và cây bóng mát đã bị phá bỏ, mới trồng chưa có nhiều tán lá.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng tích cực tham mưu với các cấp, các ban ngành đoàn thể trong việc bổ sung, hỗ trợ, cấp bổ sung kinh phí để mua bổ sung mỗi điểm trường từ 1-2 đồ chơi ngoài danh mục từ năm học 2022-2023, kinh phí từ nguồn ngân sách. Năm học 2023-2024 Hiệu trưởng chỉ đạo cán bộ, giáo viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động các nguồn lực, các bậc cha mẹ trẻ cùng vào cuộc đóng góp kinh phí, ngày công, nguyên vật liệu làm từ 3-5 loại đồ chơi tự tạo/ điểm trường, mua bổ sung, sơn sửa, thay thế một số đồ dùng đồ chơi ngoài trời cũ hỏng không đảm bảo an toàn cho trẻ; Hiệu trưởng lập tờ trình xin các trường chung tay ủng hộ cây xanh, trồng bổ sung cây bóng mát tại trường chính, hoàn thành trong năm 2023.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.2: Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập

Mức 1

a) Số phòng của nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi;

b) Có phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ (Có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); Có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

c) Có hệ thống đèn, hệ thống quạt (ở nơi có điện); Có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học.

Mức 2

a) Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng đảm bảo đạt chuẩn theo quy định.

b) Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng.

Mức 3

Có phòng riêng để tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học và âm nhạc.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường có tổng số 10 phòng học đảm bảo cho 10 lớp mẫu giáo, trong đó trường chính có 07 phòng/ 07 lớp học; Điểm Pèng 03 phòng /03 lớp học đảm bảo đủ mỗi lớp một phòng theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học [H3-3.1-02].

Nhà trường có 10 phòng học làm phòng sinh hoạt chung và phòng ngủ cho trẻ; Có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, phòng đa chức năng, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Cụ thể: Tại điểm chính có 07 phòng sinh họat chung, có 01 phòng giáo dục thể chất, 01 phòng giáo dục nghệ thuật, 01 phòng đa năng; tại điểm Pèng có 03 phòng sinh hoạt chung, 01 phòng đa năng; 01 phòng học âm nhạc, các phòng đều đảm bảo đáp ứng được nhu cầu tối thiểu hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [H3-3.1-02].

          Mỗi phòng sinh hoạt chung đều có 04 quạt trần, 4-10 bóng điện, 01 tủ đựng đồ dùng, 01 tủ đựng hồ sơ, có 4-5 giá để đồ dùng, thiết bị dạy và học  đảm bảo theo quy định. Phòng giáo dục thể chất và phòng phục vụ học tập có 04 quạt trần, 12 bóng điện, các phòng có từ 1-2 tủ để đồ dùng, dụng cụ phù hợp với từng phòng [H1-1.6-03]; [H3-3.2-01].

          Mức 2

Nhà trường có 10 phòng sinh hoạt chung sử dụng cho 10 lớp học đồng thời sử dụng chung làm phòng ngủ cho trẻ, cụ thể: 04 phòng cho 02 lớp MG ghép 2,3 tuổi và 02 lớp mẫu giáo 3-4 tuổi; 03 phòng cho 03 lớp MG 4-5 tuổi, 03 phòng cho 03 lớp MG 5-6 tuổi, diện tích 60m2/1 phòng bình quân 16m2/trẻ so với thông tư 13/2020/TT-BGDĐT vượt 2m2/1 trẻ. Các phòng học có đủ ánh sáng tự nhiên, nền nhà lát gạch, có nhà vệ sinh khép kín được chia nam, nữ riêng, có phòng kho để đồ dùng cho cô và trẻ. Mỗi phòng có 02 cửa ra vào diện tích 1,2m2/cửa; 04 cửa sổ phụ cùng với của chính phía trước lớp diện tích là 0,50m2/cửa; 01 của sổ lớn 2,4 m2/cửa, các cửa sổ và cửa ra vào được làm bằng chất liệu khung sắt sơn chống gỉ, ô bằng kính. Nhà trường có đủ bàn ghế cho cô, trẻ (150 cái bàn, 300 ghế/300 trẻ) bàn ghế đảm bảo đúng quy cách; hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu mỗi lớp có từ 4 đến 5 giá; có hệ thống đèn, quạt đầy đủ; mỗi lớp có đầy đủ đồ dùng như: Phản, chăn, chiếu, gối cho trẻ ngủ trưa tại trường; có hệ thống vòi rửa tay đảm bảo thuận tiện cho trẻ, phía trước mỗi lớp có hành lang rộng 2,1m. Phòng nghệ thuật có diện tích 75m2; trong phòng có tủ để trang phục biểu diễn, gương tường, gióng múa, đàn, nhạc cụ phục vụ tổ chức các hoạt động âm nhạc xây mái bằng cùng hệ thống nhà hiệu bộ, đảm bảo đạt chuẩn theo quy định, có đủ thiết bị dạy học [H3-3.1-02].

Mỗi lớp có 01 tủ đựng đồ dùng cá nhân của trẻ, gồm 18 ô rộng, đủ cho 2 trẻ một ô làm bằng nhựa, được kê ngoài hành lang, bắt vít vào tường chắc chắn, tủ đựng đồ dùng (chăn, gối, tài liệu) làm bằng sắt có 2 ngăn được kê sát tường trong  kho. Trong lớp có từ 5 đến 6 giá đồ dùng, đồ chơi bằng gỗ ép và nhựa có các ngăn để đồ chơi và học liệu, chân đế có bánh xe di chuyển được, được sắp xếp góc động riêng (gồm 01 giá ở góc phân vai, 01 giá ở góc xây dựng, 01 giá ở góc âm nhạc), góc tĩnh riêng (gồm 01 giá ở góc sách truyện, 01 giá ở góc khám phá khoa học và thiên nhiên, 01 giá ở góc tạo hình); đồ dùng, đồ chơi được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp theo từng chủ đề, từng nội dung học, giá đồ chơi được sắp xếp theo nội dung mở để trẻ có thể tham gia bổ sung, chuẩn bị thêm đồ dùng, đồ chơi mà trẻ lựa chọn. Các tủ, giá đồ chơi được sắp xếp hợp lý, tiện lợi cho việc cất và lấy của trẻ, phù hợp với từng độ tuổi, đảm bảo an toàn khi sử dụng [H3-3.2-01].

Mức 3

Nhà trường có 02 phòng học đa năng trong đó: 01 phòng ở tầng 2  của trường chính cho trẻ học tiếng Anh và kidsmart (tin học), có 10 máy tính; 01 phòng đa năng ở điểm Pèng có 04 máy tính; các máy tính được kết nối mạng Internet, các phòng đều có đầy đủ trang thiết bị dạy học, có 02 phòng học nghệ thuật trong đó 01 phòng ở trên tầng 3 của trường chính và 01 phòng ở điểm Pèng, trong phòng có đầy đủ gióng múa, gương, tủ để đựng trang phục, đồ dùng phục vụ cho tiết học âm nhạc như đàn Organ, trống, phách, song loan; 01 phòng giáo dục thể chất ở trường chính có đầy đủ thiết bị cho trẻ học tập [H3-3.1-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có đầy đủ phòng sinh hoạt chung tương ứng với số nhóm lớp, theo độ tuổi, có phòng âm nhạc, phòng giáo dục đa năng, phòng riêng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, kidsmart, các phòng đảm bảo đủ diện tích theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020. 100% các phòng học, phòng hỗ trợ học tập đều có quạt trần, hệ thống đèn, điện đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu đảm bảo đủ cho các lớp sử dụng, các tủ cá nhân đều được vít vào tường, kệ giá đồ chơi kê sát vào tường đảm bảo an toàn, thuận tiện khi sử dụng trong các hoạt động học, chơi, ngủ của trẻ.

3. Điểm yếu

Số lượng máy kidsmart cho trẻ khám phá và làm quen vi công nghệ thông tin đặt tại điểm trường Pèng còn ít. Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em chưa có hiên chơi phía sau. Tủ đựng đồ dùng cá nhân cho trẻ chưa đủ mỗi trẻ 1 ô.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng tiếp tục làm tốt công tác tham mưu với phòng tài chính, phòng GD&ĐT thành phố bổ sung thêm kinh phí bổ sung thêm 06 máy tính kidsmart cho điểm trường Pèng, mua bổ sung từ 1-2 tủ cá nhân cho các lớp đảm bảo đến năm 2028 đủ mỗi trẻ 1 ô; sửa chữa và xây thêm hành lang phía sau cho các lớp học tại điểm trường chính trong giai đoạn 2023 -2028. Giao cho giáo viên các lớp định kỳ kiểm tra hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị như cánh cửa, quạt, bóng điện, giá đồ chơi… xây dựng dự toán đề xuất sửa chữa, bổ sung 1 lần/năm học. Ban giám hiệu thực hiện kiểm tra thường xuyên việc quản lý, sử dụng, bảo quản đồ dùng của giáo viên, chỉ đạo Giáo viên sắp xếp tủ, giá đồ chơi đảm bảo thuận tiện, hợp lý, an toàn cho trẻ khi sử dụng trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo. Giao cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn xây dựng lịch hoạt động, nội quy các phòng nghệ thuật, phòng thể chất, phòng ngoại ngữ, phòng kidsmart, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng, bảo quản của giáo viên, phân công giáo viên quản lý theo dõi việc sử dụng đồ dùng tại các phòng.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.3: Khối phòng hành chính quản trị

Mức 1

a) Có các loại phòng theo quy định;

b) Có trang thiết bị tối thiểu tại các phòng;

c) Khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn trật tự.

          Mức 2

a) Đảm bảo diện tích theo quy định;

b) Khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên có mái che đảm bảo an toàn tiện lợi;

Mức 3

 Có đủ các phòng đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non.

          1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường có đủ các phòng hành chính quản trị theo quy định tại Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 ban hành Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Khối phòng hành chính quản trị tại điểm trường chính được bố trí ở dãy nhà cấp 4 và dãy nhà 3 tầng cụ thể: 01 phòng Hiệu trưởng; 01 Văn phòng trường được bố trí tại tầng 3 của dãy nhà 3 tầng; 01 phòng phó hiệu trưởng; 01 phòng bảo vệ; 01 phòng nhân viên hành chính quản trị, 01 phòng họp giáo viên, 01 phòng dành cho nhân viên, 01 phòng y tế tại dãy nhà cấp 4 của trường chính, 01 phòng y tế tại điểm Pèng; có 04 nhà vệ sinh cho CBGVNV (02 nhà vệ sinh khu nhà cấp 4, 02 nhà vệ sinh dãy nhà 3 tầng, có phòng dành cho nam nữ riêng biệt), nhà trường có các phòng kho để đồ chung; có nhà để xe cho CBGVNV tại trường chính, khu để xe dành cho phụ huynh để xe khi đưa đón trẻ. Điểm trường Pèng có phòng trực BGH; có nhà vệ sinh, nhà để xe cho CBGVNV theo qui định [H3-3.1-02].

Các phòng có đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu để làm việc cụ thể: Văn phòng có 06 bàn họp dài 11m6 và 34 ghế ngồi đủ cho cán bộ giáo viên, nhân viên ngồi họp, 01 máy chiếu, 01 bộ loa tăng âm, bục nói chuyện, tượng Bác, phông, cờ đỏ búa liềm. Phòng Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng có bàn ghế làm việc, bàn ghế tiếp khách, ấm chén uống nước, cây nước nóng lạnh, máy tính, máy in, tủ đựng tài liệu. Phòng nhân viên kế toán bàn ghế làm việc, bộ bàn ghế sofa, máy tính, máy in, tủ đựng tài liệu. Phòng y tế có bàn ghế làm việc, máy tính, máy in, 01 giường có nệm, ga gối, tủ đựng thuốc, tủ đựng tài liệu, cân sức khỏe phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ tại trường (cân, đo theo định kỳ, sơ cứu khi trẻ bị thương…); bảng tổng hợp kết quả chăm sóc trẻ và một số tranh ảnh tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe trẻ. Phòng bảo vệ có giường, đồng hồ, bàn ghế tiếp khách, ấm chén, tủ đựng đồ dùng, đèn pin cho bảo vệ thường trực tại trường, phòng trực BGH ở điểm có bàn ghế làm việc, máy tính, ấm chén uống nước, cây nước nóng lạnh, tủ đựng tài liệu [H3-3.2-01].

Khu để xe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trường chính có mái che diện tích 100m2 được bố trí ở riêng biệt thẳng cổng chính đi vào đảm bảo an toàn không ảnh hưởng đến các hoạt động trong nhà trường, khu để xe cho cha mẹ trẻ ở ngay cổng phụ thuận lợi cho việc đưa đón con, nhà để xe điểm trường Pèng có mái che diện tích 90m2 được bố trí ở giữa của 2 dạy nhà cấp 4 đảm bảo an toàn không ảnh hưởng đến các hoạt động trong nhà trường, khu để xe cho cha mẹ trẻ ở ngay cổng phụ thuận lợi cho việc đưa đón con có vị trí quan sát thuận lợi, đảm bảo an toàn, trật tự [Quan sát thực tế].

Mức 2

Văn phòng trường diện tích 150m2, phòng họp có diện tích 79m2, các phòng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, phòng kế toán, phòng y tế, phòng bảo vệ có diện tích 21m2, nhà kho rộng 45m2/phòng, tổng 42m2 đảm bảo đủ diện tích theo đạt so với quy định [H3-3.1-02].

 Khu để xe cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được làm bằng khung sắt, lợp tôn, nền láng xi măng, có đủ chỗ để xe, đảm bảo an toàn, thuận tiện trong việc để xe và lấy xe ra hằng ngày [H3-3.1-02]; [Quan sát thực tế].

 

 Mức 3

Nhà trường có đủ các phòng hành chính – quản trị đảm bảo về số lượng, diện tích theo quy định, tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3907: 2011 và yêu cầu thiết kế trường mầm non. Các phòng đều có đủ các trang thiết bị tối thiểu để làm việc, bố trí hợp lý, có khu để xe đảm bảo diện tích, được bố trí hợp lý, điểm trường chính có khu để xe riêng cho cha mẹ trẻ và khách đến liên hệ công tác [H3-3.1-02].

2. Điểm mạnh

 Nhà trường có đủ các phòng đảm bảo đạt theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVC 3907:2011 về yêu cầu thiết kế trường mầm non. 100% khối phòng hành chính – quản trị được xây dựng kiên cố. Các phòng được đặt ở vị trí thuận tiện cho yêu cầu công việc và quản lý của nhà trường, đảm bảo diện tích, có vị trí quan sát thuận lợi, phục vụ các hoạt động chung của nhà trường; các loại phòng có đầy đủ trang thiết bị tối thiểu để làm việc. Nhà trường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng hiện đại, phục vụ có hiệu quả cho công tác quản lý thực hiện các hoạt động của nhà trường. Khu để xe cho CBGVNV được bố trí hợp lý, đảm bảo an toàn, trật tự, đáp ứng được yêu cầu để xe của cán bộ, giáo viên, nhân viên và khách khi đến trường.

3. Điểm yếu

Phòng Bảo vệ của trường chính chưa được bố trí gần cổng trường theo quy định.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng   

Nhà trường tiếp tục khai thác và sử dụng có hiệu quả các phòng chức năng, hàng năm rà soát và có kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các hạng mục trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của nhà trường. Cuối năm học giao cho phó hiệu trưởng phụ trách cơ sở vật chất rà soát, kiểm kê c danh mục và kịp thời đề xuất sửa chữa, thay thế, bổ sung các thiết bị làm việc tại các phòng để phục vụ tốt cho các hoạt động chăm sóc trẻ của nhà trường.

Nhà trường làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với các cấp lãnh đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng giai đoạn 2 (Gồm các phòng hành chính quản trị và bếp ăn) cho nhà trường để đảm bảo đồng bộ về cơ sở vật chất thuận lợi cho các hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc giáo dục vào quý 2 năm 2023. Năm học 2023-2024 đồng chí hiệu trưởng tham mưu để bổ sung xây phòng bảo vệ gần lối ra vào cổng trường  có vị trí quan sát tiện lợi.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.4: Khối phòng tổ chức ăn

          Mức 1

a) Bếp ăn được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố;

b) Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về VSATTP;

c) Có tủ lạnh lưu mẫu thức ăn.

          Mức 2

           Bếp ăn đảm bảo theo quy định tại điều lệ trường MN

            Mức 3

            Bếp ăn đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non

          1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Nhà trường có 2/2 bếp ăn tại trường  chính và 01 điểm trường lẻ được xây dựng bán kiên cố 02 bếp ăn của nhà trường đều được bố trí vận hành theo hệ thống bếp ăn 1 chiều, trường chính bếp ăn đặt tại vị trí phía tay phải từ cổng phụ đi vào, bếp được lợp tôn chống nóng, có trần nhựa, có hệ thống cửa sổ, cửa ra vào, có nhà kho, hệ thống phòng cháy chữa cháy đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ và an toàn. Bếp ăn tại điểm Pèng đặt tại vị trí phía tay phải từ cổng đi vào, bếp được lợp tôn chống nóng, có trần nhựa, cửa sổ, cửa ra vào, có kho bếp, phía trong có cửa sổ, cửa ra vào bố trí hợp lý tiện dụng [Quan sát thực tế].

Kho chứa thực phẩm trường chính diện tích 12m2 được phân chia một bên là kho lương thực, một bên là kho thực phẩm, kho lương thực có thùng và giá để, kho thực phẩm có tủ; Kho chứa ở thực phẩm ở điểm Pèng rộng 18m2 được bố trí liền với bếp có ngăn cách từng kho riêng biệt kho lương thực, thực phẩm, được bố trí theo khu, các loại thực phẩm khô: mắm muối, gia vị…. được để trong tủ kính, lương thực, mì… được để trên giá, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm [Quan sát thực tế].

 Có 02 tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm 24/24 giờ tại trường chính và điểm trường lẻ, tủ thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, nhà trường luôn quan tâm và kiểm tra sát sao trong công tác lưu mẫu thực phẩm hằng ngày [H3-3.2-01].

Mức 2

Bếp ăn tại điểm trường chính có diện tích 90m2/109 trẻ đạt 0,83m2/trẻ, vượt 0,53m2/trẻ theo quy định. Bếp ăn điểm trường Pèng có diện tích 65m2/98 trẻ đạt 0,63m2/trẻ, vượt 0,28m2/trẻ theo quy định. Các bếp ăn gồm có khu giao nhận thực phẩm, khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu, khu chia thức ăn, được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều. Có đầy đủ dụng cụ chế biến thực phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như: Bếp ga công nghiệp, nồi điện, nồi gang, nồi nhôm, nồi đồ xôi, dao, thớt để chế biến thực phẩm tươi sống, dao, thớt hế biến thực phẩm chín, rổ, rá, chậu … Đủ đồ dùng cho trẻ ăn bán trú: Bát inox, thìa, nồi đựng thức ăn chín, muôi, đũa…được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm, có đủ nước sạch để dùng, có máy lọc nước RO để nấu ăn cho trẻ. Phía trước khu sơ chế có 02 thùng đựng rác để phân loại rác, việc xử lý các chất thải được thực hiện hàng ngày theo quy định. Mỗi bếp có 01 bình chữa cháy để ngoài bếp, đảm bảo yêu cầu về phòng chống cháy nổ trường học [H3-3.2-01].

Mức 3

Bếp ăn đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia quy định tại khoản 1,2 mục VI phần II của quy chuẩn QCVN 07:2010/BYT cụ thể: Bếp ăn đảm bảo các yêu cầu độc lập với khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, được tổ chức theo quy trình bếp một chiều. Bếp trường chính thông thoáng, đủ ánh sáng, có 02 quạt trần, 04 bóng điện, tường được lăn sơn bóng. Bếp điểm Pèng có 02 quạt trần, 04 bóng điện, nền nhà lát gạch hoa, bằng phẳng, không có các khe rãnh, góc cạnh thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng. Khu sơ chế và chế biến thực phẩm của 02 bếp ăn  là bàn ốp bằng gạch, đá dễ cọ rửa, có đủ các thiết bị, đồ dùng như chổi cước, chổi lau nhà, bàn chải, nước lau sàn, nước rửa bát phục vụ cho việc làm vệ sinh và khử trùng. Dụng cụ chứa thức ăn và đồ dùng sử dụng để ăn, uống được làm bằng nhôm, I nốc dễ thuận tiện trong việc làm vệ sinh dễ cọ rửa và đảm bảo không bị ô xi hóa, không nhiễm các yếu tố độc hại, các dụng cụ được nhân viên cấp dưỡng vệ sinh hằng ngày sạch sẽ, trước khi đựng thức ăn đều được tráng bằng nước sôi. Có hệ thống nước sạch từ téc xuống để rửa, vệ sinh, mỗi điểm trường có 01 máy lọc nước RO để lọc lấy nước nấu ăn cho trẻ, có chỗ rửa tay với xà phòng đảm bảo sạch sẽ, có dung dịch nước sát khuẩn. Mỗi bếp có 02 thùng đựng rác có nắp đậy để xa nơi chế biến, hàng ngày nhân viên cấp dưỡng thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác thải tại nguồn, có thùng riêng đựng thức ăn thừa, việc phân loại, thu gom, vận chuyển rác, thức ăn thừa được xử lý vệ sinh hàng ngày đảm bảo không gây ô nhiễm, đảm bảo vệ sinh. [H3-3.2-01].

2. Điểm mạnh

Bếp ăn ở trường chính và điểm trường được xây dựng bán kiên cố, độc lập với các khối phòng chức năng, diện tích rộng vượt 0,5m2/trẻ, có đủ các khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn… được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều. Bếp thông thoáng, đủ ánh sáng. Tường, trần nhà, nền nhà nhẵn, bằng phẳng, không có các khe rãnh thuận tiện cho việc vệ sinh, khử trùng. Kho thực phẩm được phân chia thành khu vực để các loại lương thực, thực phẩm riêng biệt, đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Có tủ lạnh để lưu mẫu thực phẩm hàng ngày, đảm bảo đủ dụng cụ chế biến thực phẩm và đồ dùng cho trẻ ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Có đủ đồ dùng, dụng cụ, phương tiện chế biến thực phẩm, đồ dùng vật liệu dễ cọ rửa, vệ sinh và khử trùng. Dụng cụ chứa thức ăn và đồ dùng sử dụng để ăn, uống đảm bảo an toàn, không bị ô xi hóa, không nhiễm các yếu tố độc hại. Có hệ thống nước sạch, máy lọc nước RO đảm bảo đủ nước. Thùng rác có nắp đậy chắc chắn đảm bảo cho việc phân loại rác, có thùng riêng đựng thức ăn thừa thuận tiện cho việc làm vệ sinh hàng ngày.

3. Điểm yếu

2/2 bếp ăn chưa được thiết kế theo quy chuẩn, mới thực hiện theo quy trình bếp một chiều.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Làm tốt công tác tham mưu tuyên truyền, phối hợp với chính quyền địa phương để đề xuất lãnh đạo các cấp sớm được thi công xây dựng giai đoạn 2 (Xây dựng bếp ăn một chiều tại điểm trường chính) vào quý 2 năm 2023. Tiếp tục phát huy những điểm mạnh đã đạt được. Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường, hệ thống phòng chống cháy nổ, xử lý rác thải, lưu mẫu thực phẩm trong năm 2022 và những năm tiếp theo. Hiệu trưởng rà soát, lập dự toán mua bổ sung dụng cụ, đồ dùng nhà bếp đảm bảo các điều kiện nấu ăn cho trẻ.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.5: Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi

          Mức 1

a) Có các thiết bị đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ;

b) Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ;

c) Hàng năm các thiết bị được kiểm kê sửa chữa.

          Mức 2

a) Hệ thống máy tính được kết nối internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học;

b) Có đủ thiết bị dạy học theo quy định;

c) Hàng năm, được bổ sung các thiết bị dạy học thiết bị dạy học tự làm.

Mức 3

 Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm hoặc ngoài danh mục quy định được khai thác và sử dụng hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

          1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

10/10 lớp có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em theo quy định tại Điều 3, văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng – đồ chơi – thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Cụ thể: Lớp mẫu giáo 3-4 tuổi có từ 95 danh mục, lớp mẫu giáo 4-5 tuổi có 117 danh mục trở lên, lớp mẫu giáo 5-6 tuổi có 114 danh mục trở lên [H3-3.5-01].

Ngoài danh mục đồ dùng đồ chơi theo quy định giáo viên chủ động, tích cực tự làm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ học tập và vui chơi; các đồ dùng, đồ chơi tự làm đảm bảo tính giáo dục, thẩm mỹ, an toàn, phù hợp với trẻ, đồ dùng đồ chơi tự làm đa số sử dụng bằng bìa các tông, xốp, nỉ, cây… Số lượng đồ dùng, đồ chơi tự làm theo chủ đề từng lớp như sau: Lớp mẫu giáo 3-5 tuổi 2-3 bộ/lớp/chủ đề; các loại đồ dùng, đồ chơi tự làm luôn đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ [Quan sát thực tế].

Hàng năm các lớp thực hiện kiểm kê đồ dùng đồ chơi 2 lần/năm học vào đầu năm học và cuối năm học. Căn cứ vào biên bản kiểm kê nhà trường xây dựng kế hoạch sửa chữa những đồ dùng bị hỏng, gẫy, mất an toàn, dự toán mua bổ sung trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi còn thiếu đảm bảo công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Đồ dùng, đồ chơi ngoài trời thường xuyên được kiểm tra, sơn sửa đảm bảo an toàn cho trẻ và được kê xếp, thay đổi vị trí tạo hứng thú cho trẻ tham gia hoạt động tích cực hơn [H1-1.6-03]; [H3-3.5-01].

Mức 2

Nhà trường có 05 máy tính ở các phòng Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng kế toán, phòng y tế, Mỗi giáo viên có 01 máy tính riêng để phục vụ giảng dạy trẻ, máy tính giáo viên đều được kết nối Internet phục vụ công tác quản lý, hoạt động dạy học cụ thể: Sử dụng phần mềm phổ cập, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành, phần mềm Misa, phần mềm kiểm định chất lượng, phần mềm dinh dưỡng, sử dụng gmail, office trong việc nhận văn bản chỉ đạo của cấp trên và gửi báo cáo lên cấp trên bằng chữ ký số, gửi công văn chỉ đạo hướng dẫn cho giáo viên, đăng tải các nội dung của trường lên Website, sử dụng thống kê bảng biểu, báo cáo, tham khảo tài liệu chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, tải hình ảnh liên quan đến chủ đề để dạy trẻ, thiết kế giáo án điện tử, gửi báo cáo, cho trẻ chơi trò chơi, nghe kể chuyện [H3-3.5-02].

Nhà trường có đầy đủ các thiết bị dạy học theo quy theo quy định tại Điều 3 VBHN số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non. Đảm bảo có đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ, đồ dùng phục vụ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, đảm bảo mỗi lớp có từ 80 đến 120 danh mục/lớp. [Quan sát thực tế].

Hằng năm căn cứ biên bản kiểm kê thiết bị, đồ dùng, đồ chơi vào cuối năm học các lớp và kết quả tuyển sinh nhà trường bổ sung thiết bị dạy học một phần từ nguồn ngân sách như: Bàn ghế, chăn chiếu, giá đồ chơi, đồ dùng đồ chơi tại lớp theo độ tuổi, cụ thể năm học 2021-2022 nhà trường đã mua sắm bổ sung thiết bị đồ dùng đồ chơi theo Thông tư 01 cho 04 lớp mẫu giáo 4 tuổi mỗi lớp 51 danh mục với tổng số tiền 177.600.000đ (Một trăm bảy mươi bảy triệu sáu trăm nghìn  đồng). Một phần huy động cha mẹ trẻ nộp đồ dùng cho năm học mới như: Sáp mầu, keo, kéo, bút chì, đất nặn, giấy mầu, sách vở, bộ học toán…. Bổ sung đồ dùng đồ chơi bằng cách phát động làm đồ dùng đồ chơi tự tạo của giáo viên theo chủ đề, trong hội thi giáo viên làm đồ dùng đồ chơi tự tạo cấp trường, làm thêm được 120 bộ để bổ sung cho các lớp các độ tuổi [H3-3.5-01].

Mức 3

Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tự làm và thiết bị ngoài danh mục được cán bộ, giáo viên khai thác, sử dụng có hiệu quả như: Rối tay, rối dẹt, tranh mẹt, các bộ giáo án điện tử theo chủ đề được nhiều giáo viên sử dụng trong các hoạt động giáo dục văn học, khám phá khoa học, kỹ năng sống, các góc sách truyện…Hay với bộ sa bàn giáo viên thực hiện hiệu quả qua các hoạt động toán, chữ cái, Khám phá khoa học.. ngoài ra qua các Dự án Steam trẻ đã tạo ra được nhiều sản phẩm mang tính sáng tạo như máy tưới cây tự động, máy bơm nước tự động, đèn lồng, bao lì xì, thiệp chúc mừng bằng các chất liệu khác nhau được trưng bày ở góc steam của nhà trường… Qua việc sử dụng đồ dùng trang thiết bị đã thu hút được trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động, giáo viên sáng tạo trong việc khai thác sử dụng hiệu quả đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ [Quan sát thực tế].

2. Điểm mạnh

100% các lớp có đủ danh mục thiết bị đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu tối thiểu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ theo quy định. Mỗi chủ đề có bổ sung đồ dùng, đồ chơi tự làm, mỗi năm nhà trường xã hội hóa bổ sung đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục. Hàng năm, thực hiện kiểm kê và bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi kịp thời phục vụ cho các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ, năm học 2021-2022 đã bổ sung nhiều danh mục cho lớp mẫu giáo 4 tuổi nhằm nâng cao tiêu chí phổ cập GDMN trẻ 4 tuổi và được sử dụng thường xuyên, hiệu quả. 100% máy tính của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trẻ có kết nối mạng internet, wifi phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, xử lý văn bản, giảng dạy, học tập của cô và trẻ. Đầu năm học 2022-2023 nhà trường đã lắp thêm hệ thống mạng Wifi tại các điểm trường nâng cao chất lượng đường truyền, giáo viên tích cực đổi mới sáng tạo trong việc làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo, đã có nhiều đồ dùng dạy học sáng tạo, sử dụng có hiệu quả trong các hoạt động. Khai thác triệt để và hiệu quả đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị ngoài trời cũng như các thiết bị giảng dạy tại lớp nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

3. Điểm yếu

Hầu hết các lớp danh mục theo quy định đạt 90, còn lại sử dụng đồ dùng thay thế, đồ dùng đồ chơi tự làm chưa có tính năng sử dụng lâu dài, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ngoài danh mục còn ít, mỗi điểm trường có từ 2-3 loại.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hằng năm, hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên, nhân viên rà soát, kiểm kê, đề xuất thiết bị, đồ dùng cho năm học tiếp theo. Năm học 2023-2024 hiệu trưởng lập kế hoạch và thực hiện sửa chữa, bảo dưỡng 10 máy tính kidmast, bổ sung thiết bị đồ dùng cho 3 lớp mẫu giáo 4-5 tuổi trị giá 320.000.000đ từ nguồn ngân sách cấp bổ sung thực hiện thí điểm PCGDMN trẻ 4 tuổi tỉnh Lào Cai. Hiệu trưởng giao cho kế toán tham mưu với tài chính, cân đối nguồn ngân sách, huy động các nguồn tài trợ mua thiết bị dạy học ngoài danh mục, thiết bị hiện đại như máy chiếu, ti vi thông minh, bảng tương tác, bộ lego trong giai đoạn 2024-2030. Phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo dưới nhiều hình thức, kết hợp tổ chức hội thi làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo gắn với các phong trào thi đua, tăng số lượng đồ dùng, đồ chơi trong từng năm. Kiểm soát tốt việc sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Tiêu chí 3.6. Khu vệ sinh, hệ thống cấp thoát nước

          Mức 1

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo không ô nhiễm môi trường; phòng vệ sinh đảm bảo sử dụng thuận lợi cho trẻ khuyết tật

b) Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường; hệ thống nước sạch đảm bảo nước uống và nước sinh hoạt cho giáo viên, nhân viên và trẻ

c) Thu gom rác và xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường

          Mức 2

a) Phòng vệ sinh cho trẻ, khu vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên thuận tiện, được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định

           b) Hệ thống cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải đáp ứng quy định của BGD và Đào tạo và Bộ Y tế

          1. Mô tả hiện trạng

          Mức 1

Toàn trường có 10 phòng vệ sinh trong đó điểm trường chính có 4/4 phòng vệ sinh cho trẻ khép kín với lớp học, có tường ngăn cao 1,20m, mỗi lớp có 01 khu vực rửa tay của trẻ được bố trí bên ngoài phòng vệ sinh cho trẻ sử dụng, các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi; điểm Pèng có 03 phòng vệ sinh khép kín trong lớp học được chia nam nữ riêng biệt, có các thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ;; có 04 nhà vệ sinh cho cán bộ, giáo viên, nhân viên ở trường chính và  điểm trường, trong đó điểm trường chính có 02 nhà vệ sinh trên tầng 3 dành cho CBGVNV chia nam nữ riêng biệt; điểm Pèng có 02 phòng vệ sinh chung dành cho CBGVNV chia nam nữ riêng biệt. Các phòng vệ sinh có đầy đủ nước, đảm bảo không ô nhiễm môi trường, được thiết kế phù hợp đảm bảo cho cô và trẻ sử dụng thuận lợi, nhà vệ sinh của lớp mẫu giáo 2,3 tuổi C3 điểm Pèng có nhà vệ sinh phù hợp cho trẻ khuyết tật [H3-3.1-02].

Trường chính và điểm trường lẻ có hệ thống cống thoát nước xây bằng gạch, láng xi măng nền rãnh đảm bảo không đọng nước và có nắp đậy đảm bảo vệ sinh môi trường. Có hệ thống nước sạch của thôn bảo nước sinh hoạt hàng ngày cho cô và trẻ, có 05 máy lọc nước RO được lắp tại 02 bếp ăn, đảm bảo 100% trẻ, cán bộ, giáo viên, nhân viên được ăn, uống bằng nước lọc RO [Quan sát thực tế].

Trường chính và điểm trường lẻ có 10 lớp, mỗi lớp đều có 02 thùng rác, có nắp đậy, có ký hiệu riêng để trẻ phân loại rác, bếp ăn có 02 thùng rác, mỗi điểm trường đều có 02 thùng rác chung, các phòng CBGVNV đều có 01 thùng rác, hàng ngày vào cuối giờ chiều 100% các lớp, nhà bếp, các phòng thực hiện chuyển rác xuống khu xử lý rác của nhà trường để phân loại rác và xử lý bằng cách đốt vào cuối ngày để đảm bảo vệ sinh môi trường [Quan sát thực tế].

Mức 2

Nhà trường có phòng vệ sinh cho trẻ, điểm trường trung tâm có 14/14 phòng vệ sinh cho trẻ được xây dựng kiên cố, khép kín với lớp học, có tường ngăn cao 1,5m bên nam, bên nữ, mỗi lớp đều có 05 vòi rửa tay cho trẻ. Điểm trường lẻ có nhà vệ sinh kiên cố khép kín với phòng học, vòi nước rửa tay cho trẻ, có các thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ mầm non, thuận tiện cho việc sử dụng, các phòng vệ sinh đảm bảo diện tích 0,4 m2/trẻ. Bên ngoài phòng vệ sinh được bố trí có 5-10 vòi nước cho trẻ sử dụng, các thiết bị vệ sinh được lắp đặt phù hợp với độ tuổi. Trường chính và điểm trường lẻ có 02  khu vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, có phòng vệ sinh riêng cho nam và nữ riêng biệt [H3-3.1-02]; [Quan sát thực tế].

Nhà trường có nguồn nước lần của xã được lấy từ khe đã qua xử lý và dùng để sinh hoạt cho cô và trẻ ở trường chính và điểm trường. Các bếp ăn và lớp học đều được trang bị  máy lọc nước RO lọc nước cho trẻ và giáo viên ăn, uống, đảm bảo đủ nước sinh hoạt cho cô và trẻ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN 01: 2009/ BYT ban hành kèm thông tư số 04/2009/TT. Hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt tại trường chính và điểm trường được xây xung quanh trường, xung quanh các dãy nhà, bếp ăn, sân lớp, mỗi lớp đều có 02 thùng rác, có nắp đậy, có ký hiệu riêng để trẻ phân loại rác, bếp ăn trường đảm bảo thoát nhanh, không ứ đọng, các rãnh thoát nước được thu vào hố ga trước khi chảy ra khu thoát nước thải chung; có dụng cụ chắn rác tại các vị trí thoát nước thải nhà bếp, nhà vệ sinh phòng tránh tắc hệ thống thoát nước. Tại trường cính và điểm trường có 10/10 lớp, mỗi lớp có 02 thùng rác, mỗi điểm trường đều có 02 thùng rác chung, các phòng CBGVNV đều có 01 thùng rác, hàng ngày vào cuối giờ chiều 100% các lớp, nhà bếp, các phòng thực hiện chuyển rác xuống khu xử lý rác tại các điểm trường để xử lý trong ngày đảm bảo vệ sinh môi trường [Quan sát thực tế].

2. Điểm mạnh

100% phòng vệ sinh của trẻ được xây khép kín với lớp học, thuận tiện cho sử dụng và dễ quan sát, bao quát trẻ, thiết kế phù hợp với cảnh quan của lớp, trường, đảm bảo diện tích sử dụng theo quy định, có chỗ vệ sinh riêng cho trẻ nam và trẻ nữ, bệt vệ sinh có nắp đậy, phù hợp với độ tuổi. Vòi nước rửa tay được bố trí nhiều vòi để cho nhiều trẻ rửa một lúc, được thiết kế vừa tầm theo độ tuổi, nước cấp vào nhà vệ sinh chứa trong téc có nắp đậy. Trường chính và điểm trường đều có khu vệ sinh riêng cho CBGVNV, được phân chia phòng nam, nữ riêng biệt. Có hệ thống cống rãnh thoát nước mưa, nước thải sinh hoạt được xây xung quanh các dãy nhà, bếp ăn, sân trường có nắp đậy đảm bảo thoát nhanh, không ứ đọng. Nhà trường có đủ thùng đựng rác tại các lớp, các phòng làm việc, nhà bếp, sân trường, các thùng rác đều có nắp đậy, khu xử lý rác thải được bố trí cách biệt với sân chơi, khu vực trẻ vui chơi, học tập, thuận tiện cho vận chuyển rác và thu gom xử lý rác hàng ngày đảm bảo vệ sinh môi trường, các thùng rác được vệ sinh, khử trùng thường xuyên.

3. Điểm yếu

Trường chính và điểm trường lẻ sử dụng nước lần từ khe núi vì vậy mỗi khi trời mưa nguồn nước hay bị vẩn đục.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hiệu trưởng tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát các điều kiện về nguồn nước, hệ thống cống, rãnh thoát nước, thùng rác và việc thu gom xử lý chất thải, rác thải sinh hoạt trong năm học 2022-2023 và những năm tiếp theo. Có các téc nước dự trữ để mỗi khi trời mưa không phải dùng nước trực tiếp, có hệ thống bể lọc nước tại trường đảm bảo hệ đủ nước sinh hoạt và công tác vệ sinh môi trường.

5. Tự đánh giá: đạt mức 2

Kết luận về tiêu chuẩn 3

Diện tích đất của nhà trường rộng, bằng phẳng, khuôn viên được bố trí, sắp xếp hợp lý, có cổng, biển tên trường, tường xây bao quanh ngăn cách với bên ngoài, sân chơi chung đã được trồng cây xanh tạo bóng mát thường xuyên được chăm sóc, có khu vực riêng để trẻ vui chơi phát triển vận động, các khu trải nghiệm, sáng tạo được bố trí xung quanh sân trường, có vườn cây, vườn rau, vườn hoa riêng để cho trẻ chăm sóc, bảo vệ và tạo cơ hội cho trẻ khám phá, hiên chơi hành lang của các lớp được bố trí cây hoa phù hợp, sân chơi, khu vực trẻ chơi có nhiều đồ chơi ngoài trời trong danh mục và ngoài danh mục. Có đủ phòng học, khối phòng phục vụ học tập và khối phòng hành chính quản trị, có phòng riêng tổ chức cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học, thể chất và âm nhạc, có hệ thống đèn, quạt, tủ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng tài liệu đầy đủ theo quy định, được sắp xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện khi sử dụng; khu để xe đảm bảo an toàn. Có bếp ăn theo quy trình một chiều theo tiêu chuẩn quốc gia, các lớp có đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi, hằng năm được trang cấp bổ sung thiết bị dạy học, thiết bị dạy học tự làm. Có hệ thống nước sạch và hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý chất thải, rác thải theo đúng quy định, phòng vệ sinh của trẻ được khép kín với lớp học, khu vệ sinh cho giáo viên, nhân viên được xây dựng phù hợp với cảnh quan và theo quy định. 

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 1: 6/6 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 2: 6/6 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 3: 5/5 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt yêu cầu: 0, chiếm tỷ lệ 0%  

Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Mở đầu

Quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc góp phần giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ và có ý nghĩa to lớn hơn khi có sự tham gia, phối hợp của cha mẹ trẻ trong quá trình tổ chức các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục, các hoạt động vui chơi, trải nghiệm cho trẻ. Đó là sợi dây liên kết cha mẹ với trẻ, cha mẹ trẻ với giáo viên, giúp nâng cao nhận thức của cha mẹ trẻ về vai trò của giáo dục mầm non tới quá trình phát triển của trẻ, cũng là cơ hội giúp các nhà trường có có được sự ủng hộ về nhân lực, vật lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà trường.

Làm tốt công tác phối kết hợp giữa 3 môi trường “Nhà trường – Gia đình và xã hội” sẽ góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tạo cho trẻ có một môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn – thân thiện, giúp cho trẻ “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Tiêu chí 4.1: Ban đại diện cha mẹ trẻ

Mức 1

a) Được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ;

b) Có kế hoạch hoạt động theo năm học;

c) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động đúng tiến độ.

Mức 2:       

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động giáo dục; hướng dn, tuyên truyền, ph biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đi với cha mẹ trẻ.

Mức 3:

Phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1        

Ban đại diện cha mẹ trẻ trường mầm non Hợp Thành được thành lập và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011. Đầu năm học giáo viên chủ nhiệm các lớp tổ chức họp toàn thể cha mẹ trẻ, mỗi lớp đã bầu ra Ban đại diện cha mẹ trẻ gồm 03 thành viên trong đó có: 01 trưởng ban, 01 phó ban và 01 thành viên. Hiệu trưởng họp với trưởng ban và phó trưởng ban của tất cả các Ban đại diện cha mẹ trẻ các lớp để cử ra Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường gồm 10 người, 01 trưởng ban, 02 phó ban và 07 thành viên, trong đó 01 trưởng ban là bà Lê Thị Kim Nga – phụ huynh lớp mẫu giáo 4-5 B1 Trường chính, 2 phó ban là bà Hoàng Thị Bổng – phụ huynh lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A3 điểm Pèng; Bà Nông Thị Lập – phụ huynh lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2 trường chính và 07 thành viên là: Bà Dương Thị Uyên – phụ huynh lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A1 trường chính; ông La Văn Liêm – phụ huynh lớp mẫu giáo 2,3 tuổi C4, Bà La Thị Yến – phụ huynh lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B3 điểm trường Pèng, bà Hoàng Thị Sông – phụ huynh lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B1, Ông Hoàng Văn Duy – phụ huynh lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C1, Ông Vi Văn Trọng – phụ huynh lớp mẫu giáo 2,3 tuổi C3; Bà Sèn Thị Trang – phụ huynh lớp mẫu giáo 3-4 tuổi C2, Bà Lù Thị Thu – phụ huynh lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B2 trường chính. Ra quyết định công nhận Ban đại diện cha mẹ trẻ trường mầm non Hợp Thành năm học 2022-2023. Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, lớp được bầu theo nhiệm kỳ là một năm học, là những người nhiệt tình, có trách nhiệm trong việc phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, nhà trường và cha mẹ trẻ trong lớp nhằm thực hiện có hiệu quả các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ tổ chức họp toàn thể cha mẹ trẻ ba lần trong một năm học: Vào đầu năm học, kết thúc học kỳ một và khi kết thúc năm học. Hiệu trưởng chủ trì cuộc họp đầu tiên của Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường để Ban đại diện cha mẹ trẻ cử trưởng ban, các phó trưởng ban. Sau khi được cử, trưởng ban điều hành cuộc họp tất cả các trưởng ban Ban đại diện cha mẹ trẻ các lớp để thông qua chương trình hoạt động cả năm học. Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học. Nội dung các cuộc họp đều được cụ thể hóa bằng các biên bản [H4-4.1-01].

Hằng năm, Ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho năm học dựa vào sự tham gia đóng góp ý kiến của Ban đại diện cha mẹ trẻ các lớp và lãnh đạo nhà trường. Trong kế hoạch thể hiện rõ các căn cứ để xây dựng kế hoạch như Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT, biên bản họp phụ huynh các lớp; xác định rõ được những nhiệm vụ chung và nhiệm vụ cụ thể của Ban đại diện cha mẹ trẻ nhằm phát huy tốt công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường phối hợp với nhà trường, các tổ chức đoàn thể và giáo viên chủ nhiệm để làm tốt việc tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu được chủ đề năm học, phối hợp tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, công tác phối hợp, tuyên truyền, vận động thực hiện các khoản thu chi xã hội hóa theo quy định [H4-4.1-02].

Ban đại diện cha mẹ trẻ căn cứ vào nội dung kế hoạch hoạt động của ban, tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch đã xây dựng: kiện toàn lại ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp và của nhà trường, phân công nhiệm vụ cho các thành viên, cử thường trực Ban đại diện cha mẹ trẻ toàn trường để đưa hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ đi vào nền nếp theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ. Tuyên truyền để các thành viên trong ban tích cực tham gia công tác của ban góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường, cùng với nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ mục tiêu năm học. Tiếp tục làm tốt hơn công tác tuyên truyền, vận động cha mẹ trẻ quan tâm hơn đến việc chăm sóc con cái, tham gia hội họp đầy đủ; phối hợp chặt chẽ hơn với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, vệ sinh dinh dưỡng cho trẻ, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiếp tục hỗ trợ để nhà trường xây dựng các mô mình cho trẻ trải nghiệm và khám phá như: Làm vườn rau, vườn cây ăn quả,…; làm tốt việc xây dựng cảnh quan trường, lớp sạch, xanh, đẹp, bảo vệ cảnh quan, môi trường sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ. Thăm hỏi, động viên trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc diện hộ nghèo, gia đình khó khăn. Tổ chức tốt hội nghị Ban đại diện cha mẹ trẻ theo đúng tiến độ 03 lần/năm học. [H4-4.1-03].

Mức 2

Ban đại diện cha mẹ trẻ phối hợp có hiệu quả với nhà trường trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động chăm sóc giáo dục như: Tham gia giám sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong nhà trường, kết hợp với nhà trường trong việc tạo cảnh quan trường lớp, trồng rau, trồng hoa cây cảnh, vườn cây ăn quả, khuân viên trường và làm đồ dùng đồ chơi tự tạo bằng nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, tạo cảnh quan sạch, xanh, đẹp an toàn cho trẻ vui chơi, học tập và trải nghiệm. Ban đại diện cha mẹ trẻ kết hợp nhà trường hướng dẫn cách vệ sinh, chăm sóc và giáo dục trẻ khoa học góp phần giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng. Huy động cha mẹ trẻ đưa con đi học đầy đủ, cho trẻ mặc quần áo phù hợp theo mùa, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục theo nội dung đã được thống nhất tại các cuộc họp cha mẹ trẻ đầu năm học. Ban đại diện cha mẹ trẻ cùng với giáo viên các lớp hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ chương, chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ như: Hỗ trợ chi phí học tập, miễn giảm học phí con em dân tộc, hộ nghèo, cận nghèo theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của chính phủ, hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 24-36 tháng theo Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND ngày 15/5/2022 và hỗ trợ ăn trưa cho trẻ 3-5 tuổi theo Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 08/9/2020 cho cha mẹ trẻ [H4-4.1-02]; [H4-4.1-04].

Mức 3

Ban đại diện cha mẹ trẻ phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ các lớp phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, chuẩn bị tốt các nội dung cuộc họp, tuyên truyền với cha mẹ trẻ về chăm sóc, giáo dục trẻ thông qua hình thức họp cha mẹ trẻ. Ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường phối hợp tuyên truyền trực tiếp với xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ như: Phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học và các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo nội dung được thống nhất tại cuộc họp đầu năm học của Ban đại diện cha mẹ trẻ trường. Phối hợp với nhà trường hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Phối hợp với nhà trường giáo dục nề nếp, lễ giáo cho trẻ, phát hiện, bồi dưỡng, khuyến khích trẻ có năng khiếu, giúp đỡ trẻ có hoàn cảnh khó khăn, vận động trẻ ra lớp và duy trì ổn định tỷ lệ chuyên cần đạt từ 90% trở lên. Ban đại diện cha mẹ trẻ đã phối hợp có hiệu quả với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường xây dựng tạo cảnh quan trường lớp sạch – xanh – đẹp – an toàn cho trẻ; tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ như: “Ngày hội đến trường của bé”; “Ngày Tết Trung Thu”; “ Giao lưu trải nghiệm hương cốm mùa thu” [H4-4.1-04].

2. Điểm mạnh

Hàng năm, nhà trường đều tổ chức họp cha mẹ trẻ đầu năm và bầu ra được Ban đại diện cha mẹ trẻ với đủ thành phần, cơ cấu theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ trong Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 11 năm 2011. Ban đại diện cha mẹ trẻ đã xây dựng kế hoạch hoạt động theo từng năm học và thực hiện theo kế hoạch, đúng tiến độ đề ra. Ban đại diện cha mẹ trẻ của nhà trường đều là người nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, phối hợp tốt với nhà trường trong việc triển khai nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục; tuyên truyền đến phụ huynh của các lớp về kế hoạch chăm sóc, giáo dục của nhà trường; kết hợp tốt với giáo viên tuyên truyền, vận động trẻ lớp đảm bảo tỉ lệ chuyên cần trên 90%, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường.

3. Điểm yếu

Một số phụ huynh thường xuyên đi làm ăn xa nên việc hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương chính sách về giáo dục đối với cha mẹ trẻ còn gặp khó khăn.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo nhà trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, lớp nhằm phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm các lớp tiếp tục xây dựng kế hoạch tuyên truyền tới phụ huynh với nhiều nội dung và hình thức tổ chức phong phú, đa dạng, lựa chọn những phụ huynh có kỹ năng tuyên truyền tốt để phối hợp với nhà trường tuyên truyền đến tất cả phụ huynh trong toàn trường, ngoài ra nhà trường tăng cường công tác phối hợp trong công tác xây dựng trường học lấy trẻ làm trung tâm để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường. Phát huy vai trò chủ động của từng thành viên trong Ban đại diện cha mẹ trẻ trong công tác tuyên truyền, kêu gọi các tổ chức cá nhân tài trợ cho nhà trường xây dựng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 và tuyên truyền tới toàn thể cha mẹ trẻ về yêu cầu, nhiệm vụ, tầm quan trọng của nhà trường trong những năm học tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.

Tiêu chí 4.2. Công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân của nhà trường

Mức 1        

a) Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;

b) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường;

c) Huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân đúng quy định.

Mức 2

a) Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền để tạo điều kiện cho nhà trường từng bước thực hiện phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển;

b) Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

Mức 3

Tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền và phối hợp có hiệu quả với các tổ chức, cá nhân xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, giáo dục của địa phương.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Trong nhiều năm qua nhà trường đã chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hợp Thành, phòng GD&ĐT xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển của nhà trường về quy mô trường lớp, chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện, việc sửa chữa trong hè, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đảm bảo các điều kiện cho năm học 2022-2023. Đề xuất các ý kiến đưa vào nghị quyết của Đảng ủy trong công tác giáo dục nhiệm kỳ 2020-2025 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho nhà trường như tham mưu với lãnh đạo địa phương chỉ đạo, phân công, tuyên truyền, nêu cao trách nhiệm cán bộ công chức xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn, các đoàn thể như Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh xã Hợp Thành, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ phối hợp với nhà trường trong việc huy động trẻ ra lớp và đi học chuyên cần đảm bảo công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, tiến tới chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 4 tuổi và duy trì phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, cụ thể: Tham mưu với chính quyền địa phương đề nghị phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai phê duyệt các khoản thu xã hội hóa giáo dục đầu các năm học; phân công các đoàn thể như  Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Ban chỉ huy quân sự xã giúp nhà trường 50 công lao động chuyển điểm trường Cóc Cài về trung tâm, san đất, trồng cây, tổng vệ sinh xung quanh điểm trường trung tâm sau khi xây xong, phân công các đồng chí Bí thư chi bộ, trưởng thôn, Hội phụ nữ giúp nhà trường trong công tác tuyên truyền vận động cha mẹ trẻ cho con ra lớp đúng độ tuổi, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường [H1-1.1-05].

Nhà trường tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, ngành Giáo dục về mục tiêu, nội dung và kế hoạch giáo dục của nhà trường bằng nhiều hình thức như phối hợp với Hội phụ nữ thôn nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ trong việc tổ chức, quản lí thực hiện hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ, huy động các gia đình đưa trẻ trong độ tuổi đến lớp; trang bị cho hội viên phụ nữ những kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học, kiến thức tiền sinh sản; tổ chức hội thảo giáo dục dinh dưỡng cho các bà mẹ có con suy dinh dưỡng; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thông qua các ngày hội, ngày lễ. Phối hợp với trạm y tế xã cùng chăm lo sức khỏe cho trẻ; tổ chức các chiến dịch tiêm vắc xin cho trẻ; hướng dẫn các bậc cha mẹ phòng chống một số bệnh thường gặp ở trẻ em. Thông qua các buổi họp thôn khi được mời dự, qua loa phát thanh của xã, của thôn, góc tuyên truyền của trường, của các nhóm, lớp, các bảng tin, tranh ảnh tuyên truyền, các hoạt động đón trả trẻ để tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng đối với giáo dục mầm non; nhà trường có kế hoạch, biện pháp phù hợp thông qua các buổi họp giao ban tuyên vận của Ủy ban nhân dân xã, họp phụ huynh trẻ đầu năm học, giữa năm học, cuối năm học, trao đổi trực tiếp về các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và các hoạt động giáo dục của nhà trường; 100% cha mẹ trẻ được giáo viên chủ nhiệm lớp thường xuyên gặp gỡ để trao đổi thông tin học tập, sức khỏe, tình hình ăn, ngủ của trẻ và các hoạt động khác bằng cách trao đổi trực tiếp, qua zalo, điện thoại. [H1-1.2-04]; (http://mnhopthanh.pgdlaocai.edu.vn/)

Trong những năm qua, nhà trường đã huy động và sử dụng các nguồn lực hợp pháp của các tổ chức, cá nhân hiệu quả, đúng quy định tại Điều 2, 3, 12, 13 Thông tư 16/2018/TT-BGD&ĐT ngày 03/8/2018 Quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường luôn đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, công khai, minh bạch, không ép buộc được thông qua và thống nhất của Ban đại diện cha mẹ học sinh. Việc vận động, tiếp nhận, quản lý và sử dụng các khoản tài trợ được công bố, niêm yết công khai tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Việc quản lý, sử dụng các khoản tài trợ phải theo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, đúng mục đích và không để thất thoát, lãng phí. Vận động cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có lòng hảo tâm, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trên địa bàn, để huy động về ngày công, tài chính, xây dựng cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục. Tổng số kinh phí và số ngày công lao động nhà trường nhận được qua các năm học như sau: Năm học 2017-2018 huy động được 102.900.000 đồng làm mái tôn, hành lang điểm trường chính, sửa lớp học và 1.128 công lao động của phụ huynh học sinh; năm học 2018-2019 huy động 75.859.000.000 đồng sửa bếp khu trung tâm, làm mái tôn điểm Cốc Cài, lăn sơn điểm Pèng và  1.844 ngày công lao động của phụ huynh học sinh; năm học 2019-2020 huy động được 29.700.000  lát gạch blog sân chơi điểm trường chính và 1035 ngày công lao động của phụ huynh học sinh; năm học 2020-2021 huy động được 36.540.000 sửa chữa, xây bệ bếp ăn tại 03 điểm trường, chuyển đổi bếp củi sang bếp ga và 1.882 công lao động của phụ huynh học sinh; năm học 2021-2022 huy động 32.292.000 sửa chữa nguồn điện, sửa bếp ăn điểm Pèng.  Năm học 2022-2023 nhà trường tiếp tục huy động sự ủng hộ, đóng góp của các nguồn lực để cải tạo, xây dựng cảnh quan nhà trường. Đến tháng 12/2022 nhà trường huy động được 44.800.000 làm khu vui chơi cho trẻ như mua nhà nấm, con vật, cỏ nhật và 950 ngày công lao động của phụ huynh, Đoàn TNCSHCM xã Hợp Thành [H11.6-02].

Mức 2

Để đảm bảo tổ chức đạt hiệu quả khi thực hiện kế hoạch chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường giai đoạn 2020-2025, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Hằng năm, nhà trường rà soát và làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai bổ sung kinh phí mua sắm đồ dùng thiết bị dạy học, đầu tư xây dựng các phòng học, các phòng chức năng; các Nghị quyết chỉ đạo về hoạt động giáo dục nhằm tạo điều kiện cho nhà trường thu hút các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học; tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng, sóc và giáo dục trẻ và có các biện pháp hữu hiệu làm cơ sở cho tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên vận động và phát triển, đồng thời cũng đạt được các yêu cầu mới về giáo dục hiện nay, tham gia góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường  [H1-1.1-01]; [H1-1.1-02].

Nhà trường đã thực hiện tốt công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương. Các đoàn thể, cá nhân tại địa phương, luôn tạo được sức mạnh tổng thể để nhà trường hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đề ra như: Lễ khánh thành trường, ngày hội đến trường của bé, Ngày Tết Trung Thu, giao lưu trải nghiệm hương cốm mùa thu năm 2022 với các trường mầm non trong thành phố phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và truyền thống của địa phương. [H44.2-01].

Mức 3

Ban giám hiệu tích cực tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong việc xây dựng nhà trường trở thành trung tâm văn hóa, phối hợp có hiệu quả với nhà trường, xã hội trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định Điều lệ Ban đại diện cha mẹ trẻ. Phối hợp vận động trẻ ra lớp, cha mẹ trẻ cho con đi học đầy đủ để duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục. Đầu năm học, giữa năm học và cuối năm học nhà trường tổ chức các cuộc họp với Ban đại diện cha mẹ trẻ của lớp, của trường để trao đổi, tuyên truyền, chia sẻ tiếp thu ý kiến về công tác quản lý của nhà trường, công tác phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ, giải đáp ý kiến thắc mắc của phụ huynh, đánh giá tiến độ thực hiện các nhiệm vụ đã xây dựng trong kế hoạch đã đề ra. Nhà trường, Ban đại diện cha mẹ trẻ làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và phối hợp có hiệu quả với nhân dân, các tổ chức cá nhân. Cha mẹ trẻ tin tưởng gửi con vào trường. Từ năm 2017 đến 2022 nhà trường liên tục được Ủy Ban nhân dân thành phố Lào Cai công nhận cơ quan đơn vị đạt chuẩn văn hóa [H4-4.2-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường tham mưu đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển chiến lược, huy động các tổ chức, cá nhân tài trợ đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi thực hiện kế hoạch giáo dục. Biện pháp tuyên truyền phong phú, đa dạng phù hợp với thực tế nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, ngành giáo dục, về mục tiêu, nội dung công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục. Huy động được các nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để xây dựng, phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xây dựng môi trường giáo dục an toàn – thân thiện; nhà trường trở thành trung tâm văn hóa giáo dục tin cậy của nhân dân, phụ huynh địa phương gửi gắm con đến trường, nhiều năm nhà trường đạt trường học văn hóa.

3. Điểm yếu

Hình thức tuyên truyền về mục tiêu giáo dục của nhà trường với cộng đồng chưa phong phú, mới dừng lại ở hình thức trao đổi, tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh, chưa tuyên truyền qua loa phát thanh của thôn, thư ngỏ, băng zôn, áp phích,…

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Hàng năm hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên duy trì thành lập Ban đại diện cha mẹ trẻ lớp, trường theo quy định. Giáo viên các lớp tiếp tục phối hợp và tạo điều kiện để Ban đại diện cha mẹ trẻ lớp, trường nâng cao hiệu quả hoạt động. Cán bộ quản lý, giáo viên tích cực động viên, khuyến khích các thành viên trong Ban đại diện cha mẹ trẻ tham gia đầy đủ vào các buổi họp theo định kỳ để phản ánh ý kiến của cha mẹ trẻ đến nhà trường. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Ban đại diện cha mẹ trẻ của các nhóm lớp cũng như của nhà trường, có kế hoạch và giải pháp linh hoạt sáng tạo trong việc huy động nguồn lực từ cha mẹ trẻ như nhân công, tiền mặt, trí tuệ kết hợp với nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm để tổ chức thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dường, giáo dục trẻ. Phối hợp giữa nhà trường và Ban đại diện cha mẹ trẻ đẩy mạnh công tác tham mưu với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, các cơ quan ban ngành đoàn thể, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn trong công tác xây dựng và phát triển nhà trường, công tác xã hội hóa giáo dục nhằm bổ sung và xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường tạo môi trường giáo dục tốt nhất cho trẻ. Học kỳ II năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo đồng chí hiệu trưởng sáng tạo và làm mới các hình thức tuyên truyền đến cộng đồng và phụ huynh.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3.

Kết luận tiêu chuẩn 4

Ban đại diện cha mẹ trẻ của trường, của lớp được thành lập theo đúng qui định, được kiện toàn hằng năm và hoạt động có hiệu quả. Ban đại diện cha mẹ trẻ xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với điều kiện hiện có của nhà trường và địa phương, tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch đề ra. Phối hợp tốt với nhà trường và xã hội trong việc tuyên truyền, xây dựng cơ sở vật chất, chăm sóc giáo dục trẻ.

Hằng năm nhà trường thực hiện tốt việc tham mưu với cấp y Đảng, Chính quyền địa phương, Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai để có chính sách phù hợp, kịp thời nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Ban giám hiệu năng động, sáng tạo trong việc tham mưu với chính quyền địa phương, huy động các nguồn lực từ phụ huynh, các tổ chức, cá nhân để không ngừng xây dựng, cải thiện cơ sở vật chất của nhà trường và tạo môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, đáp ứng yêu cầu của ngành học. Tổ chức tuyên truyền thường xuyên thông qua các góc tuyên truyền, các buổi họp, trao đổi với cha mẹ trẻ và đã nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về mục tiêu và kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Huy động và sử dụng các nguồn lực hỗ trợ từ các ban ngành đoàn thể, cha mẹ trẻ đúng mục đích, đúng quy định và được sự đồng thuận của cha mẹ trẻ. Nhà trường thực hiện tốt việc phối hợp với các tổ chức, đoàn thể, cá nhân để tổ chức các hoạt động lễ hội, sự kiện theo kế hoạch, phù hợp với truyền thống của địa phương.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 1: 2/2 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 2: 2/2 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 3: 2/2 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt yêu cầu: 0, chiếm tỷ lệ 0%.

Tiêu chuẩn 5: Hoạt động và kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ

Mở đầu

Trong những năm qua trường Mầm non Hợp Thành đã thực hiện đầy đủ Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành, phù hợp với quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục, với điều kiện nhà trường và văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng, nhu cầu của trẻ từng độ tuổi. Từ năm học 2020-2021 nhà trường thực hiện phát triển Chương trình giáo dục nhà trường dựa trên Chương trình GDMN của Bộ GD&ĐT ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN; Thông tư 51/2020/TT- BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ GDĐT Thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN; văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ GDĐT về Thông tư ban hành Chương trình GDMN. Nhà trường tổ chức môi trường giáo dục theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, tích cực ứng dụng phương pháp giáo dục Steam, Regiio Emila và tham khảo một số nội dung của chương trình mẫu giáo Hàn Quốc vào dạy học nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ; tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm dưới nhiều hình thức, phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Hằng năm, tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục của nhà trường, để kịp thời điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trường. Thường xuyên phối hợp với trạm y tế xã tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ, kiểm tra sức khỏe định kỳ, cho trẻ tẩy giun, uống Vitamin A, tư vấn các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho trẻ. Tỷ lệ chuyên cần, kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trường đều đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch đề ra, tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN và bàn giao cho trường tiểu học đảm bảo theo quy định.

Tiêu chí 5.1: Thực hiện Chương trình giáo dục mầm non

Mức 1

a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo kế hoạch;

b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ;

c) Định kỳ rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non và có điều chỉnh kịp thời, phù hợp.

Mức 2

a) Tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục mầm non đảm bảo chất lượng;

b) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu của trẻ.

Mức 3

a) Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nhà trường, địa phương;

b) Hằng năm, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, từ đó điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

1. Mô tả hiện trạng

Mức 1

Từ năm học 2017-2018 đến năm học 2020-2021 nhà trường tổ chức thực hiện chương trình giáo dục theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2017; Từ năm học 2021-2022 đến nay nhà trường tổ chức thực hiện chương trình Giáo dục mầm non do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành tại văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non. Thông tư 50/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành chương trình làm quen với tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo. Nhà trường xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện Chương trình giáo dục đảm bảo theo đúng khung kế hoạch thời gian biên chế năm học do UBND tỉnh Lào Cai quy định (gồm 35 tuần/9 tháng học), bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai, Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai. [H1-1.8-01]. Ban giám hiệu phối hợp với tổ chuyên môn thống nhất mục tiêu, nội dung, thời gian thực hiện các chủ đề ở từng khối lớp. Triển khai, hướng dẫn giáo viên các nhóm, lớp bám sát chương trình giáo dục nhà trường, kế hoạch hoạt động chuyên môn của nhà trường và tổ khối để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục tại nhóm, lớp đúng kế hoạch, phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương [H1-1.8-02]; [H5-5.1-01].

Năm học 2020 – 2021 nhà trường đã xây dựng phát triển Chương trình giáo dục của nhà trường dựa trên Chương trình GDMN do Bộ GDĐT ban hành theo Thông tư số 28/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Chương trình GDMN; năm học 2021-2022; 2022-2023 nhà trường tổ chức thực hiện chương trình giáo dục theo văn bản hợp nhất số 01/VBHN-BGDĐT ngày 13/4/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Thông tư ban hành Chương trình Giáo dục mầm non. Nhà trường chỉ đạo tổ khối, giáo viên căn cứ vào mục tiêu, nội dung Chương trình phát triển giáo dục của nhà trường để xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần/ngày tại nhóm, lớp đảm bảo các nội dung, mục tiêu cần đạt theo độ tuổi phù hợp với điều kiện nhóm lớp, điều kiện thực tế tại địa phương. Các nội dung trải nghiệm thực tế, khám phá những phong tục tập quán của địa phương, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương, các trò chơi dân gian, tìm hiểu và tham gia các lễ hội như Lễ hội xuống đồng, Lễ hội cầu mưa của người Xa Phó, Lễ hội cốm, các câu lạc bộ thể thao như bóng đá, đẩy gậy, kéo co… được đưa vào các hoạt động vui chơi, khám phá, trải nghiệm giúp trẻ tìm hiểu thêm về văn hóa địa phương. Từ năm học 2021-2022, 2022-2023 nhà trường cho trẻ làm quen với Tiếng Anh. Nội dung chương trình giáo dục được nâng dần từ dễ đến khó, đảm bảo yêu cầu cần đạt của mỗi độ tuổi và phù hợp với nhận thức của trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương.  [H5-5.1-01]; [H5-5.1-02].

Kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề các độ tuổi được nhà trường kiểm soát và phê duyệt trước khi thực hiện, phù hợp quy định về chuyên môn của Phòng GD&ĐT thành phố Lào Cai. Kế hoạch giáo dục tuần của 10 nhóm, lớp được tổ chuyên môn phê duyệt trước khi thực hiện. Kết thúc mỗi chủ đề các nhóm, lớp đánh giá việc thực hiện Chương trình giáo dục chủ đề thông qua các phiếu đánh giá cuối chủ đề. Hằng năm, nhà trường có sự điều chỉnh chương trình giáo dục kịp thời, phù hợp với nhận thức của học sinh và tình hình thực tế, cụ thể: Vào cuối học kỳ I, cuối học kỳ II trong cuộc họp chuyên môn Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên đánh giá, rà soát chương trình để điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục kịp thời trong học kỳ II và năm học sau để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Năm học 2019-2020, 2020-2021, 2021-2022 do tình hình dịch bệnh Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhà trường cho học sinh nghỉ học để phòng dịch, sau khi đi học trở lại nhà trường đã chỉ đạo giáo viên điều chỉnh kế hoạch giáo dục đảm bảo mục tiêu giáo dục theo từng độ tuổi cụ thể: Năm học 2019-2020 khối mẫu giáo 3-4 tuổi giảm từ 35 tuần xuống còn 27 tuần kết thúc chương trình vào ngày 03/7/2020; khối mẫu giáo 4-5 tuổi, 5-6 tuổi giảm từ 35 tuần xuống 28 tuần và kết thúc chương trình giáo dục vào ngày 03/7/2020; năm học 2020-2021 giảm từ 35 tuần xuống 32 tuần kết thúc chương trình giáo dục vào ngày 07/05/2021; năm học 2021-2022 giảm từ 35 tuần xuống 29 tuần kết thúc năm học vào ngày 20/05/2022 [H1-1.8-01]; [H1- 1.8-02]; [H1-1.7-02].

Mức 2

Nhà trường tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non bám sát với chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đảm bảo phát triển 4 lĩnh vực đối với trẻ nhóm trẻ 24-36 tháng và 5 lĩnh vực đối với trẻ mẫu giáo, chương trình có độ mở, cho phép linh hoạt nhằm tăng cường tính chủ động của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường đảm bảo chất lượng.[H1-1.8-01]; [H1-1.8-02]. Ban giám hiệu, tổ khối chỉ đạo giáo viên thực hiện đúng thời gian biểu các hoạt động, không cắt xén thời gian các hoạt động trong ngày, thực hiện theo đúng chế độ sinh hoạt quy định tại Chương trình giáo dục mầm non, chất lượng của trẻ được đánh giá sau mỗi chủ đề, cuối học kỳ, cuối năm học có sự kiểm soát thường xuyên của nhà trường, chương trình được thực hiện đảm bảo chất lượng theo kế hoạch đề ra [H1-1.5-02].

Nhà trường phát triển chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo hướng nâng cao như chương trình đã vận dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến như Steam, Reggio Emilia, đảm bảo thời gian, tiến trình thực hiện, đáp ứng được mục tiêu yêu cầu cần đạt ở cuối các độ tuổi, phù hợp với văn hóa của địa phương, đáp ứng khả năng và nhu cầu học của trẻ, có nhiều tiêu chí trẻ thực hiện đạt cao hơn so với mục tiêu cần đạt ở cuối độ tuổi đáp ứng được kết quả mong đợi từ các lĩnh vực, chương trình đã tích hợp được nhiều nội dung như: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ, Giáo viên chủ động, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học, sáng tạo vận dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến Reggio Emilia, giáo dục Steam vào một số hoạt động giảng dạy. Lựa chọn nội dung phù hợp gắn với tình hình thực tế của địa phương như tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động trải nghiệm như làm cốm, giã bánh giày, làm bánh nướng vào chủ đề nghề nghiệp, chủ đề Tết và mùa xuân…cho trẻ tìm hiểu ngày hội ngày lễ như: Lễ hội xuống đồng, ngày hội xuân vào chủ đề Tết và mùa xuân, Lễ hội cầu mưa của người Xa Phó vào chủ đề Quê hương đất nước…Nội dung chương trình giáo dục mầm non có độ mở để giáo viên lựa chọn, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với thực tế của từng lớp, của trường và nhu cầu của trẻ [H1-1.8-02]; [H5-5.1-01].

Mức 3

Năm học 2022-2023 nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục mẫu giáo của Hàn Quốc (The Kindergarten curiculum of the republic Korea). Ban giám hiệu cùng tổ chuyên môn, giáo viên cốt cán nghiên cứu, lựa chọn một số nội dung trong chương trình giáo dục mẫu giáo Hàn Quốc phù hợp với nhận thức của trẻ, điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương để vận dụng. Cụ thể: Lựa chọn mục tiêu về lĩnh vực “Sức khỏe” với nội dung “Sống an toàn” đưa vào chủ đề Bản thân thực hiện các mức độ theo từng độ tuổi ở tất cả các lớp mẫu giáo, giúp trẻ hình thành thói quen lành mạnh và sống an toàn như: Coi trọng thân thể của mình và thân thể của người khác – Đánh giá cao cơ thể của một người và cơ thể của người khác – Cấm người khác chạm vào cơ thể mình mà không có lý do; Mục tiêu “ Mối quan hệ xã hội” với nội dung “Quan tâm đến các hiện tượng xã hội; các nền văn hóa khác nhau” với nội dung này cho trẻ nhận biết tiền là để mua hàng, biết lập kế hoạch trước để mua các mặt hàng cần thiết; Quan tâm tìm hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau của các dân tộc tại địa phương đưa vào lĩnh vực phát triển nhận thức với một số chủ đề như nghề nghiệp, quê hương đất nước…thực hiện cho trẻ 4 tuổi, 5 tuổi tại trường chính, điểm Pèng để phù hợp với nhận thức của trẻ; Mục tiêu“ Phát triển khả năng Toán học cơ bản” lựa chọn nội dung trải nghiệm các phép cộng và phép trừ với các đồ vật cụ thể đưa vào lĩnh vực nhận thức đối với trẻ 4, 5 tuổi tại trường chính và điểm Pèng sau khi trẻ nhận biết hết về số lượng. Nhà trường đã phát triển chương trình giáo dục theo đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tế của nhà trường, địa phương dựa trên tinh thần tự chủ, ghi nhận đóng góp chuyên môn của giáo viên cũng như nhu cầu, nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi theo hướng tiếp cận. Khi tham khảo giáo viên đã linh hoạt lựa chọn nội dung phù hợp bám sát với các mục tiêu cần đạt trong chương trình Giáo dục mẫu giáo của Hàn Quốc và mục tiêu chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lồng ghép vào một số hoạt động trong ngày để tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ thông qua các lĩnh vực phát triển. Từ năm học 2020-2021 nhà trường vận dụng phương pháp giáo dục Steam (mỗi một chủ đề thực hiện tối thiểu một dự án Steam. Năm học 2021-2022 tiếp tục vận dụng phương pháp Steam, Reggio Emilia (Cách trang trí lớp, lựa chọn đồ dùng dạy học), đưa hoạt động giáo dục làm quen Tiếng Anh cho trẻ 4 tuổi; năm học 2022-2023 nhà trường tiếp tục tổ chức cho trẻ 4 tuổi, 5 tuổi làm quen Tiếng Anh [H5-5.1-01]; [H1-1.8-01]; [H5-5.1-02].

Nhà trường đã có nhiều giải pháp tích cực và sáng tạo trong công tác, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường như kiểm tra qua hồ sơ, qua thực tế, qua khảo sát chất lượng học sinh, chất lượng giáo viên, qua sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học, thực hiện các chuyên đề, giao quyền tự chủ cho tổ trưởng chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch nhất là những nội dung mới, nội dung sáng tạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình của các thành viên trong tổ, có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế. Thực hiện tổng kết, đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường, rút kinh nghiệm, điều chỉnh, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục vào cuối học kỳ, cuối năm học làm cơ sở xây dựng kế hoạch giáo dục cho năm học tiếp theo nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ [H1-1.7-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường có kế hoạch thực hiện Chương trình giáo dục theo quy định. Triển khai và thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN do BGD&ĐT ban hành, bám sát các quy định về chuyên môn, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương. Thực hiện xây dựng Chương trình giáo dục theo hướng mở, có sự liên thông từ nhà trường, tổ khối và các lớp theo đúng độ tuổi, đảm bảo đủ 35 tuần/năm học. Giáo viên chú ý đổi mới phương pháp và hình thức dạy học theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, phát huy được sự sáng tạo của trẻ, 100% trẻ được cung cấp kiến thức kỹ năng theo yêu cầu độ tuổi đảm bảo hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Nhà trường xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình GDMN có tham khảo chương trình giáo dục mẫu giáo Hàn Quốc, vận dụng phương pháp giáo dục tiên tiến như: Steam, Reggio emilia, bộ thẻ hoạt động ELM vào thực hiện có hiệu quả đảm bảo chất lượng, bám sát các thông tư quy định về GDMN do Bộ GD&ĐT ban hành; giáo viên căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, của nhóm, lớp, đặc điểm học sinh, khả năng nhận thức của trẻ theo độ tuổi để xây dựng kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch giáo dục chủ đề, kế hoạch giáo dục tuần phù hợp.        

Hằng năm, nhà trường tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện Chương trình GDMN theo tuần, tháng, năm, theo từng chủ đề để có điều chỉnh kịp thời về mục tiêu, cải tiến nội dung, phương pháp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

3. Điểm yếu

Việc tham khảo, vận dụng một số nội dung trong chương trình giáo dục mẫu giáo của Hàn Quốc vào phát triển chương trình của nhà trường chưa linh hoạt. Cán bộ quản lý, giáo viên chưa có kinh nghiệm về việc tiếp cận phương pháp tiên tiến như Reggio Emilia, ít được đi tham quan học tập tại các đơn vị điển hình tiên tiến trong và ngoài tỉnh.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 tiếp tục phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu. Hiệu trưởng tham mưu với phòng Giáo dục tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên đi tham quan học hỏi tại các trường trong và ngoài tỉnh đang thực hiện phương pháp tiên tiến như Reggio emilia, Steam… để bồi dưỡng phương pháp giáo dục tiên tiến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngay trong năm học 2022-2023 và những năm học tới. Mở rộng hơn nữa việc tham khảo chương trình giáo dục của các nước trong khu vực và thế giới trong giai đoạn tiếp theo. Đồng chí Đặng Thị Hiền Phó hiệu trưởng phụ trách công tác giáo dục tiếp tục nghiên cứu, lựa chọn các nội dung phù hợp trong chương trình mẫu giáo của Hàn Quốc để đưa vào phát triển chương trình thực hiện hiệu quả trong năm học 2022-2023 và năm học tiếp theo, làm tốt công tác đánh giá thực hiện chương trình giáo dục nhà trường vào mỗi kỳ, cuối năm học, kiểm soát tốt việc xây dựng kế hoạch của giáo viên trên cơ sở phát triển chương trình, đảm bảo mục tiêu, nội dung, phù hợp với văn hóa địa phương, đáp ứng nhu cầu của trẻ nhằm nâng cao chất lượng toàn diện. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện và phát triển chương trình giáo dục mầm non theo đúng văn bản của các cấp quản lý và thực tế đảm bảo chất lượng.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

Tiêu chí 5.2: Tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ

          Mức 1

a) Thực hiện linh hoạt các phương pháp, đảm bảo phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, phù hợp với trẻ mầm non và điều kiện nhà trường;

b) Tổ chức môi trường giáo dục theo hướng tạo điều kiện cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm;

c) Tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng phù hợp với độ tuổi của trẻ và điều kiện thực tế.

Mức 2

Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế.

Mức 3

Tổ chức môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học phù hợp với nhu cầu, khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia hoạt động vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “chơi mà học, học bằng chơi”.

          1. Mô tả hiện trạng

          Mức 1

          Nhà trường linh hoạt và sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học theo nhóm, phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp đàm thoại, phương pháp đóng vai, phương pháp trò chơi, phương pháp dạy học trải nghiệm và khám phá. Các phương pháp này giúp trẻ suy nghĩ sâu về một vấn đề, tập trung vào một sự việc cụ thể mà trẻ quan sát được trong cuộc sống hàng ngày [H1-1.8 -01]. Nhà trường đã chỉ đạo đổi mới hình thức tổ chức dạy học, bám sát với nội dung của từng chủ đề đảm bảo tính khoa học, phù hợp với năng lực, sở trường của từng giáo viên, chỉ đạo giáo viên đưa ra mục tiêu, nội dung phù hợp với nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi, từng lớp, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương, bám sát vào kế hoạch của nhà trường [H1-1.8 -02].

Nhà trường chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020 và giai đoạn 2021-2025, từ đó quy hoạch, lựa chọn các vị trí phù hợp tạo môi trường cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi” như: Tạo môi trường cho trẻ phát triển vận động thông qua khu vui chơi phát triển vận động hay trong phòng thể chất, sân bóng đá; phát triển kỹ năng sống thông qua các góc chơi; phát triển âm nhạc qua việc thực hành tập luyện tại phòng giáo dục nghệ thuật; phát triển ngôn ngữ thông qua góc thư viện của bé; phát triển trí tuệ thông qua góc Steam, cha mẹ cùng bé sáng tạo, xưởng nghệ thuật; khám phá môi trường thiên nhiên như góc chơi cát sỏi nước, vườn cây ăn quả, vườn rau của bé, tạo môi trường mở cho trẻ khám phá…Với việc thiết kế, tận dụng tạo nhiều môi trường giáo dục cho trẻ được vui chơi, trải nghiệm, trong những năm qua số lượng, chất lượng trẻ được nâng lên rõ rệt [H5-5.2-01].

Nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng độ tuổi và đảm bảo các lĩnh vực theo chương trình giáo dục mầm non như: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ, nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm kỹ năng xã hội [H1-1.8-01]; Đội ngũ giáo viên luôn nỗ lực, tìm tòi, sáng tạo những hình thức dạy học mới, ứng dụng phương pháp giáo dục Steam đưa các dự án vào thực hiện theo chủ đề, đưa thẻ ELM, tổ chức các hoạt động giáo dục dưới hình thức trải nghiệm thực tế, học thông qua các trò chơi, tận dụng các không gian, các góc chơi, đồ chơi, đồ dùng thực tế trong trường cho trẻ thông qua chơi mà học tạo hứng thú, nhằm thu hút lôi cuốn trẻ tham gia vào các hoạt động, thay đổi hình thức, phương pháp, môi trường học tập của trẻ linh hoạt, phù hợp. Ngoài ra tổ chức hoạt động giáo dục thông qua các hội thi, tham quan trải nghiệm, dã ngoại giúp trẻ mạnh dạn, hứng thú, trẻ vừa học vừa chơi tạo nhiều cơ hội phát triển khả năng nổi trội [H1-1.8-02]; [H4-4.2-01].

          Mức 2

Nhà trường tăng cường tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh cho trẻ như tổ chức “Bé vui xuân”, “Tết Trung Thu”,“ Ngày hội cốm” tham quan cánh đồng lúa tại xã Hợp Thành… tổ chức cho trẻ đi dã ngoại, tham quan các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, tham quan trường Tiểu học, siêu thị Đức Huy, viện Bảo tàng tỉnh Lào Cai [H4-4.2-01].

Các nội dung thực hành, trải nghiệm được xây dựng lồng ghép vào kế hoạch giáo dục năm học, kế hoạch chủ đề giúp cho trẻ được khám phá môi trường xung quanh, tích lũy kinh nghiệm phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được giao lưu, học tập theo nhóm phát huy năng lực, sáng tạo của từng trẻ như: Mỗi chủ đề lớn trẻ đều được thực hành các dự án Steam như trong ngày Tết trung thu trẻ được làm đèn lồng, ngày 20/10 làm thiệp tặng bà, tặng mẹ và cô giáo, tết Nguyên Đán thì trải nghiệm làm bánh, làm pháo, lì xì… Ngoài ra, trẻ còn được trải nghiệm thực tế tại trường qua các mô hình: Tổ chức cho trẻ chăm sóc vườn rau, trẻ được trải nghiệm, thực hành xới đất, nhổ cỏ, bắt sâu, trồng cây, tưới nước cho cây. Đặc biệt năm học 2022-2023 nhà trường phát triển mở rộng mô hình trải nghiệm thực tế như: Trồng ngô, nuôi gà tại điểm Nậm Rịa. Trẻ được tham gia trải nghiệm gieo hạt, thu hoạch ngô, chăm sóc gà, cho gà ăn. Qua các hoạt động trải nghiệm trẻ thực sự thích thú và học được rất nhiều điều thú vị từ cuộc sống hằng ngày [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02]; [Quan sát thực tế].

          Mức 3

Trong những năm qua nhà trường luôn chú trọng đến môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, một môi trường sạch sẽ, an toàn, có sự bố trí khu vực chơi, học trong lớp và ngoài trời phù hợp, thuận tiện có ý nghĩa to lớn không chỉ đối với sự phát triển thể chất của trẻ, mà còn giúp trẻ phát triển nhận thức, tình cảm và kỹ năng xã hội, mở rộng hiểu biết của trẻ, kích thích trẻ hoạt động tích cực, sáng tạo, phù hợp theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”. Đối với môi trường giáo dục trong lớp 10/10 lớp được bố trí đầy đủ các góc chơi, sắp xếp góc chơi mở, di động, tiện lợi, đa dạng, phong phú, đảm bảo yếu tố tĩnh – động, có “ranh giới” rõ ràng, thuận tiện đảm bảo phù hợp với diện tích và số lượng trẻ ở lớp. Màu sắc hình ảnh trong lớp hài hòa, tươi sáng. Đồ dùng, đồ chơi phong phú với nhiều đồ dùng đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu tại địa phương được sắp xếp gọn gàng, qua các giờ học trẻ được kích thích sự sáng tạo, tìm tòi và ham hiểu biết. Với môi trường ngoài lớp học căn cứ vào tình hình thực tế, xã hội hóa từ các tổ chức, cá nhân, phối hợp với cha mẹ trẻ tạo môi trường cho trẻ học tập ở tất cả các điểm trường. Cụ thể: Tại điểm trường Nậm Rịa cha mẹ trẻ đã tham gia ủng hộ ngày giờ công, cung cấp các nguyên vật liệu như tre nứa, lá cọ…làm chòi lá cho trẻ ngồi học tập, vui chơi trong hoạt động ngoài trời, làm nhà truyền thống lưu giữ giá trị truyền thống cho con em mình. Trường chính đã được xây dựng khang trang, ngoài 04 lớp học còn có các phòng học chức năng giúp trẻ phát triển thể chất, nghệ thuật, ngoại ngữ, Kidsmart, có khu vui chơi với rất nhiều đồ chơi như cầu trượt, xích đu, bập bênh, sân bóng đá mi ni… Điểm Pèng nhà trường đã sửa sang các lớp học đảm bảo, mở rộng lát gạch sân chơi, sân bóng đá, đường đua xe thăng bằng của bé, huy động cha mẹ trẻ làm đồ dùng đồ chơi phát triển vận động, khu cát nước…Ngoài ra, nhà trường còn xây dựng, tạo các góc chơi đa dạng cho trẻ học tập, trải nghiệm như: Góc cát sỏi nước, góc sáng tạo cùng Steam, cha mẹ cùng bé sáng tạo, xưởng nghệ thuật, khu vui chơi, vườn cây, vườn rau các điểm trường đều an toàn, có nhiều loại rau để trẻ trải nghiệm, đặc biệt tại điểm chính có vườn cây ăn quả với khoảng 50 cây ăn quả khác nhau [Quan sát thực tế]. Với môi trường phong phú và đa dạng, ở tất cả các điểm trường giáo viên lên kế hoạch thực hiện tổ chức các hoạt động học, các hoạt động vui chơi, hoạt động thực hành trải nghiệm phong phú bằng nhiều hình thức khác nhau, thường xuyên thay đổi môi trường cho trẻ hoạt động phù hợp điều kiện thực tế, phù hợp với nhu cầu khả năng của trẻ, kích thích hứng thú, tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động học tập và vui chơi, trải nghiêm đúng theo phương châm “ chơi mà học, học bằng chơi” [H1-1.8-01]; [H1-1.8-02].

2. Điểm mạnh

Nhà trường linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, lấy trẻ làm trung tâm, tổ chức bằng nhiều hình thức phong phú, phù hợp, ứng dụng một số phương pháp giáo dục tiên tiến Steam, Regiio Emilia. Nhà trường tổ chức hiệu quả các hoạt động thực hành, trải nghiệm cho trẻ qua các hoạt động học, qua các dự án Steam, ngày lễ, ngày hội, qua các hội thi, các khu trải nghiệm, các góc chơi ngoài trời…giúp trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Hàng năm kết hợp với phụ huynh, các trường bạn tổ chức thành công nhiều buổi tham quan, trải nghiệm như “Hương cốm mùa thu” “Bé vui xuân” làm bánh trôi bánh chay, giã bánh dày, gói bánh trưng ngày tết, tham quan các di tích lịch sử như Viện Bảo tàng tỉnh Lào Cai, siêu thị Đức Huy…Môi trường học tập trong và ngoài lớp học rộng rãi, phong phú tận dụng các khu vực trải nghiệm với thiên nhiên sẵn có tại địa phương như cánh đồng lúa, cánh đồng ngô…tạo điều kiện cho trẻ nhiều cơ hội tham gia hoạt động theo phương châm “Chơi mà học, học bằng chơi”.

3. Điểm yếu

Các năm học gần đây do ảnh hưởng dịch Covid – 19 nên việc tổ chức cho trẻ đi tham quan trải nghiệm và tham gia các hoạt động lễ hội còn ít.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Trong năm học 2022-2023 và năm học tiếp theo nhà trường tiếp tục nâng cao mô hình trường học gắn với thực tiễn và tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập mô hình trường học gắn với thực tiễn tại huyện Bát Xát, Bắc Hà.

 Ban giám hiệu tham mưu, lên kế hoạch để xây dựng khu vườn cổ tích ở điểm trường Pèng, chỉ đạo giáo viên tiếp tục làm tốt công tác trang trí lớp theo chủ đề, xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm, lựa chọn tổ chức các hoạt động thực hành trải nghiệm phù hợp, phong phú hơn nữa, tiếp tục cải tạo bổ sung thêm các mô hình, góc hoạt động trải nghiệm cho trẻ. Tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm, ngày hội ngày lễ tạo điều kiện cho trẻ được tham gia làm trực tiếp với các nội dung giáo dục gắn với từng chủ đề, giúp trẻ tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thông qua các hoạt động trải nghiệm. Phát huy thế mạnh của từng giáo viên trong việc giảng dạy, tạo môi trường học tập cho trẻ, nâng cao vai trò của cha mẹ trẻ trong việc chăm sóc, giáo dục, kết hợp thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo từ các nguyên vật liệu tại địa phương, tận dụng các sản phẩm từ các hoạt động dự án Steam vào các góc chơi. Đồng chí Đặng Thị Hiền Phó hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch trải nghiệm cho trẻ trong năm học, tiếp tục chỉ đạo, kiểm soát giáo viên đẩy mạnh các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh, ứng dụng phương pháp giáo dục Steam, Reggio Emila vào giảng dạy trong năm học 2022-2023 và những năm học tiếp theo.

5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 5.3: Kết quả nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ

          Mức 1

a) Nhà trường phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ;

b) 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định;

c) Ít nhất 80% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.

          Mức 2

a) Nhà trường tổ chức tư vấn cho cha mẹ trẻ hoặc người giám hộ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ;

b) Chế độ dinh dưỡng của trẻ tại trường được đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định;

c) 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng dinh dưỡng của trẻ cải thiện so với đầu năm học.

          Mức 3

Có ít nhất 95% trẻ em khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường.

          1. Mô tả hiện trạng

          Mức 1

Nhà trường đã phối hợp với Trạm y tế xã Hợp Thành tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở Trung tâm, Nậm Rịa, Pèng như: Kiểm tra sức khỏe cho trẻ lần 1/năm học (đầu năm học), trong năm học cho trẻ uống thuốc tẩy giun, Vitamin A, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ [H5-5.3-01].

100% trẻ được kiểm tra sức khỏe 1 lần/năm vào đầu năm học và được theo dõi chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định 3 lần/năm học (lần 1 vào tháng 9, lần 2 vào tháng 12, lần 3 vào tháng 3 hàng năm), đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì được cân đo và theo dõi theo từng tháng [H5-5.3-01].

Nhà trường đã làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh nhằm cải thiện cho 38 trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, còi cọc, 02 thừa cân tại thời điểm đầu năm học 2022-2023 được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp như: Xây dựng kế hoạch phục hồi dinh dưỡng cho trẻ, thay đổi thực đơn theo tuần chẵn, tuần lẻ nhằm bổ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu hụt cho trẻ suy dinh dưỡng; tuyên truyền cha mẹ trẻ mở rộng mô hình “Trồng một cây, nuôi một con” tại nhà để cải thiện bữa ăn cho trẻ tại gia đình, bổ sung thêm sữa uống cho trẻ hằng ngày, xây dựng các bài tập vận động phù hợp với độ tuổi để giúp trẻ phát triển thể chất. Đối với trẻ thừa cân, béo phì thực hiện cân đo 01 tháng/1lần, kết hợp với giáo viên chủ nhiệm giảm năng lượng khẩu phần ăn từng bước, tăng cường cho trẻ ăn rau, củ, quả để bổ sung chất xơ, vitamin cho trẻ. Tuyên truyền với phụ huynh giảm tỷ lệ chất bột đường, chất béo trong các bữa ăn của trẻ tại gia đình, xây dựng các bài tập vận động, học tập vui chơi hợp lý [H5-5.3-01].

          Mức 2

Nhà trường tổ chức tuyên truyền, tư vấn cho cha mẹ trẻ về cách nuôi con theo khoa học, chế độ dinh dưỡng cần thiết đối với trẻ, các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, nhất là đối với trẻ suy dinh dưỡng, béo phì. Đặc biệt quan tâm đến các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 và các dịch bệnh khác tuân thủ nghiêm các quy định phòng chống dịch, tổ chức tuyên truyền qua buổi họp phụ huynh vào đầu năm học. Chỉ đạo giáo viên các điểm trường phối kết hợp với trưởng thôn để tuyên truyền tới cha mẹ trẻ về phòng chống dịch bệnh, chế độ dinh dưỡng cho trẻ tại nhà…[H4-4.1-04].

Chế độ dinh dưỡng của trẻ ở trường được đảm bảo cân đối, nhà trường tổ chức cho trẻ ăn 2 bữa/ngày (bữa chính và bữa phụ), đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định, cụ thể: Ngay đầu năm học nhà trường xây dựng thực đơn theo mùa, theo tuần, ngày 2 bữa (bữa chính và bữa phụ) để đảm bảo thay đổi các món ăn, luân phiên giữa các chất, tạo cho trẻ ăn ngon miệng. Tổ chức họp cha mẹ học sinh thỏa thuận tiền ăn 14.000đ/trẻ/ngày, đảm bảo chất lượng dinh dưỡng cho trẻ. Hằng ngày thực hiện hiện nghiêm túc việc tính khẩu phần ăn cân đối đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa các nhóm dinh dưỡng, đảm bảo theo quy định tại Quyết định số 777/QĐ-BGD&ĐT ngày 14/3/2017 (điều chỉnh tại điếm d khoản 2 Điều 1 Thông tư số 28/2016/TT BGD&ĐT) về năng lượng đảm bảo đạt 1.300 Kcal cho một trẻ/ngày, nhu cầu năng lượng tại trường của 01 trẻ/ngày chiếm 50-55% nhu cầu cả ngày 615-726 Kcal. Tỷ lệ các chất cung cấp năng lượng đảm bảo theo cơ cấu: Chất đạm (Protit) cung cấp 14,48% năng lượng khẩu phần, chất béo (Lipit) 20,36% năng lượng khẩu phần, chất bột (Gluxit) cung cấp khoảng 55,86% năng lượng khẩu phần, nước uống đạt 2,0 lít/trẻ/ngày trên phần mềm dinh dưỡng và thực hiện quét mã QR thực đơn hàng ngày để kiểm tra thực đơn ăn hàng ngày của trẻ [H5-5.3-02].

Nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch phục hồi dinh dưỡng, thừa cân, béo phì và thực hiện theo đúng kế hoạch. Năm học 2022-2023 đầu năm học trẻ ở các thể nhẹ cân, thấp còi, còi cọc là 38 trẻ, 02 trẻ thừa cân trong nhà trường được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp như: Chấm biểu đồ tăng trưởng cho trẻ 01 lần/tháng để theo dõi sự phát triển của trẻ; đối với trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân, thấp còi, còi cọc giáo viên động viên trẻ ăn hết suất, tuyên truyền với cha mẹ trẻ cho ăn bổ sung các chất bổ dưỡng, thực hiện mô hình “Trồng  một cây nuôi một con” tại nhà để cải thiện bữa ăn cho trẻ, bổ sung thêm sữa uống cho trẻ hằng ngày, đối với trẻ bị béo phì nhà trường xây dựng các bài tập vận động phù hợp, giảm tinh bột trong các món ăn, tránh các món chiên xào nhiều dầu mỡ, ăn nhiều rau xanh để giúp trẻ phát triển thể chất [H5-5.3-01]; [H5-5.3-02].

Mức 3

Tỉ lệ trẻ khỏe mạnh, chiều cao, cân nặng phát triển bình thường nhiều năm liền luôn đạt và duy trì từ 95% trở lên. Năm học 2021-2022, kết quả cân đo lần 3: Tỷ lệ phát triển bình thường về cân nặng 285/295 trẻ đạt 96,6 %, phát triển bình thường về chiều cao 280/295 trẻ đạt 95% [H5-5.3-03].

          2. Điểm mạnh

Nhà trường thực hiện tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã Hợp Thành trong việc kiểm tra sức khỏe cho trẻ đầu năm học, cho trẻ uống thuốc tẩy giun, vitamin theo đúng kế hoạch, 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng, tỷ lệ trẻ phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng đảm bảo theo yêu cầu từ 95% trở lên. 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm so với đầu năm. Chế độ dinh dưỡng của trẻ ở được đảm bảo cân đối, xây dựng thực đơn, chế độ ăn, dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ đảm bảo cân đối, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo quy định. Thường xuyên tổ chức tư vấn dinh dưỡng cho cha mẹ trẻ, về các vấn đề liên quan đến bệnh tật, phát triển thể chất và tinh thần của trẻ, hướng dẫn cho trẻ biết cách tự chăm sóc sức khỏe, phòng chống dịch.

          3. Điểm yếu

Một số cha mẹ trẻ chưa tích cực với phối hợp giáo viên trong việc chăm sóc trẻ và nuôi dạy con theo khoa học.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Năm học 2022-2023 đồng chí Nguyễn Thị Hải Hòa – Phó hiệu trưởng phụ trách chăm sóc nuôi dưỡng chỉ đạo giáo viên, nhân viên tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, thường xuyên thay đổi thực đơn đảm bảo đủ chất, đủ lượng, hợp khẩu vị với trẻ; giáo viên chủ nhiệm lớp làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc phục hồi, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, khống chế tỷ lệ trẻ béo phì, thừa cân; thực hiện nghiêm túc công tác công tác an toàn vệ sinh thực phẩm. Đối với cha mẹ trẻ quan tâm, phối hợp chặt chẽ hơn nữa với giáo viên trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đảm bảo đúng khoa học, thường xuyên trao đổi về tình trạng sức khỏe của trẻ ở gia đình. Làm tốt công tác tuyên truyền với cộng đồng, xã hội về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học. Tiếp tục quan tâm giáo dục thể chất, tăng cường cho trẻ được vận động và tập luyện nhiều để phát triển các nhóm cơ. Phối kết hợp cùng với cha mẹ trẻ trong việc rèn nền nếp, thói quen, kỹ năng tự phục vụ của trẻ giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, chế độ ăn ngủ đảm bảo khoa học cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.

          5. Tự đánh giá: Đạt Mức 3

          Tiêu chí 5.4: Kết quả giáo dục 

          Mức 1:

a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 85% đối với trẻ 5 tuổi, 80% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 85%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 80%;

c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân.

          Mức 2:

a) Tỷ lệ chuyên cần đạt ít nhất 95% đối với trẻ 5 tuổi, 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90% đối với trẻ 5 tuổi, 85% đối với trẻ dưới 5 tuổi;

b) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 95%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 90%;

c) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 80%.

          Mức 3:

a) Tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đạt ít nhất 97%; trường thuộc vùng khó khăn đạt ít nhất 95%;

b) Trẻ khuyết tật học hòa nhập (nếu có) được đánh giá có tiến bộ đạt ít nhất 85%.

          1. Mô tả hiện trạng

          Mức 1

          Trường Mầm non Hợp Thành là trường vùng ven của thành phố Lào Cai, tỷ lệ chuyên cần đối với trẻ 5 tuổi các năm đạt 91% đến 97%, đối với trẻ dưới 5 tuổi đạt 87% – 95%; tỷ lệ chuyên cần  năm học 2021-2022 một số tháng chưa cao do dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh [H1-1.5-01].

          Hàng năm tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non đều đạt 100%, đủ điều kiện bàn giao cho trường tiểu học [H5-5.4-01].

          Năm học 2021-2022 có 01 trẻ được học hòa nhập tại lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C1 điểm Pèng. Năm học 2022-2023 trẻ tiếp tục được học hòa nhập tại lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C4 điểm Pèng được theo dõi, đánh giá sự tiến bộ hàng tháng. Nhà trường không có trẻ có hoàn cảnh khó khăn được nhà trường quan tâm giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân [H11.5-03].

Mức 2

          Tỷ lệ chuyên cần hàng năm của nhà trường đối với trẻ 5 tuổi đạt 91-97% trở lên và trẻ 4 tuổi đạt 87- 95% trở lên. Năm học 2021-2022 tại một số thời điểm tháng 12/2021, tháng 1,2/2022 tỷ lệ chuyên cần còn thấp do dịch Covid-19 bùng phát. Từ 20/2 hết tháng 3/2022 trẻ nghỉ dịch ở nhà, nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy học qua việc làm phiếu bài tập, video hướng dẫn các hoạt động gửi về gia đình trẻ, phối kết hợp cha mẹ trẻ dạy trẻ tại nhà, 100% trẻ đều thực hiện đầy đủ các nội dung giáo viên truyền tải, đạt tỷ lệ chuyên cần từ 100% trở lên. Đến đầu tháng 4/2022 trẻ bắt đầu trở lại trường học, tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt từ 84- 96,9%, trẻ dưới 5 tuổi đạt 92,6- 93,8% [H1-1.5-01].

          Hằng năm số trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đều đạt 100% [H5-5.4-01].

Năm học 2021-2022 có 01 trẻ khuyết tật được học hòa nhập tại lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C1 điểm Pèng được đánh giá có tiến bộ đạt 85%. Năm học 2022-2023 trẻ khuyết tật được học hòa nhập tại lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C4 điểm Pèng [H11.5-03].

Mức 3

          Trong các năm học có 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục mầm non, vượt 3% so với quy định mức 3 như: Năm học 2017-2018 có 100/100 trẻ; 2018-2019 có 91/ 91 trẻ; năm 2019-2020 có 87/87 trẻ; năm 2020-2021 có 86/86 trẻ; năm học 2021-2022 có 86/86 trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non, đủ điều kiện bàn giao cho trường tiểu học [H5-5.4-01].

Năm học 2021-2022 có 01 trẻ khuyết tật được học hòa nhập tại lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C1 điểm Pèng được đánh giá có tiến bộ đạt 85%. Năm học 2022-2023 trẻ khuyết tật được học hòa nhập tại lớp mẫu giáo ghép 2,3 tuổi C4 điểm Pèng được theo dõi và đánh giá hàng tháng [H11.5-03].

          2. Điểm mạnh

Tỷ lệ chuyên cần đạt so với quy định, trong 5 năm liên tiếp từ năm học 2017-2018 đến năm học 2021-2022 trẻ mẫu giáo 5 tuổi hoàn thành chương trình GDMN đạt 100% vượt so với quy định mức 3. Năm học 2021-2022 có 01 trẻ khuyết tật sinh năm 2019 học tại lớp MG ghép 2,3 tuổi C1 được đánh giá có sự tiến bộ đạt 85%, năm học 2022-2023 trẻ khuyết tật tiếp tục được học hòa nhập tại lớp MG ghép 2,3 tuổi tuổi C4, được chăm sóc, theo dõi và đánh giá theo từng tháng.

3. Điểm yếu

Do yếu tố khách quan từ diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, tỷ lệ chuyên cần toàn trường năm học 2021-2022 thấp hơn so với những năm học trước. 

            4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Năm học 2022-2023 và các năm học tiếp theo Ban giám hiệu chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến cha mẹ học sinh, tạo niềm tin đối với cha mẹ trẻ để tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp bằng nhiều hình thức như tuyên truyền qua trang Website, qua Fanpage, qua Facebook, Zalo nhóm lớp, qua hoạt động đón, trả  trẻ hay họp cha mẹ trẻ nhà … tư vấn cho cha mẹ trẻ về các vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát triển thể chất và tinh thần cho trẻ. Ngoài ra tạo môi trường học tập, trải nghiệm, tổ chức nhiều sân chơi thu hút trẻ và cha mẹ trẻ cùng tham gia qua đó tạo sự hứng khởi cho trẻ khi đến trường và tăng tỷ lệ chuyên cần.

Nhà trường chỉ đạo các nhóm, lớp xây dựng kế hoạch giáo dục theo tuần, tháng, năm và được BGH phê duyệt đúng quy định. Kiểm tra, đánh giá cụ thể việc thực hiện các kế hoạch để bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đánh giá trẻ khảo sát trẻ theo giai đoạn để có biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ. Giáo viên chú trọng rèn chất lượng học sinh, linh hoạt, sáng tạo trong công tác giảng dạy để nâng cao, duy trì, giữ vững tỷ lệ trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình Giáo dục mầm non. Phối hợp với trạm y tế xã làm tốt công tác khử khuẩn, vệ sinh môi trường ngay từ đầu năm học. Các lớp làm tốt công tác vệ sinh nhóm lớp, hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ khi trẻ đến trường.

5. Tự đánh giá: Đạt mức 3

Kết luận về Tiêu chuẩn 5

Nhà trường xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức thực hiện chương trình GDMN theo đúng kế hoạch thời gian năm học, đảm bảo đủ 35 tuần, đã xây dựng phát triển Chương trình GDMN phù hợp với quy định về chuyên môn, điều kiện thực tế của nhà trường, vận dụng phương pháp giáo dục hiện đại STEAM, Reggio Emilia, tham khảo một số nội dung của chương trình MG Hàn Quốc; cho trẻ làm quen với toán và đọc viết sớm thông qua bộ thẻ hoạt động ELM và thực hiện có hiệu quả. Thực hiện linh hoạt các nhóm phương pháp trong việc tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ, chương trình giáo dục nhà trường được định kỳ rà soát, phê duyệt, đánh giá, điều chỉnh. Môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học được nhà trường chú trọng đầu tư theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, phù hợp với tình hình thực tế, phù hợp với nhu cầu của trẻ, tạo cơ hội cho trẻ vui chơi, trải nghiệm theo phương châm‘‘Học bằng chơi, chơi bằng học’’,hằng năm tổ chức các buổi tham quan trải nghiệm trong và ngoài nhà trường tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi, khám phá, sáng tạo. Nhà trường có kế hoạch phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo định kì; 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe cân đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định. 100% trẻ suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì được can thiệp bằng những biện pháp phù hợp, tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ được cải thiện so với đầu năm. Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần, trẻ 5 tuổi hoàn thành Chương trình GDMN đảm bảo theo quy định. Nhà trường có trẻ khuyết tật học hòa nhập được đánh giá tiến bộ từ 85% trở lên.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 1: 4/4 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 2: 4/4 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí đạt yêu cầu mức 3: 4/4 đạt tỷ lệ 100%.

Số lượng và tỷ lệ tiêu chí không đạt yêu cầu: 0, chiếm tỷ lệ 0%.

Kết luận tiêu chuẩn: Đạt mức 3

          II. TỰ ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ MỨC 4

Tiêu chí 1:

          Nhà trường phát triển chương trình giáo dục mầm non của Bộ giáo dục và Đào tạo trên cơ sở tham khảo, áp dụng hiệu quả mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước khu vực và thế giới; chương trình giáo dục thúc đẩy được sự phát triển toàn diện của trẻ, phù hợp với độ tuổi và điều kiện của nhà trường, văn hóa địa phương.

          1. Mô tả hiện trạng

Từ chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trường phát triển Chương trình trên cơ sở tham khảo chương trình giáo dục Mầm non của Hàn Quốc theo đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tế của nhà trường, địa phương cũng như nhu cầu, nhận thức của trẻ ở từng độ tuổi theo hướng tiếp cận tự chủ về chương trình giáo dục của nhà trường, kết hợp với việc quan sát, đánh giá trẻ trong các hoạt động [H6-M4-1-01].

Trên cơ sở mục tiêu của chương trình nhà trường lựa chọn nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục tích hợp, lựa chọn và tạo ra các phương tiện hỗ trợ việc thực hiện chương trình và lựa chọn các phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả của người học. Kết hợp với chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhà trường đã tham khảo phương pháp giáo dục của các trường chất lượng cao trong nước và các nước tiến tiến như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc đưa một số nội dung giáo dục của các đơn vị tiên tiến vào chương trình giáo dục của nhà trường như phương pháp Reggio Emilia. Các nội dung chương trình giáo dục đều đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ năng khiếu, khả năng vượt trội của trẻ ở từng lĩnh vực. Chương trình giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, của địa phương [H6-M4-1-02]; [H6-M4-1-03].

          2. Điểm mạnh

          Nhà trường đã chủ động nghiên cứu tài liệu đổi mới, chương trình giáo dục của các nước tiên tiến để áp dụng vào giảng dạy tại trường. Xây dựng chương trình giáo dục có độ mở, cho phép giáo viên linh hoạt nhằm tăng cường tính chủ động, sáng tạo của giáo viên trong việc lựa chọn nội dung giáo dục cụ thể phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của địa phương. Quan điểm dạy học phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Phát huy tối đa mọi tiềm năng của trẻ, đáp ứng nhu cầu hứng thú của người học, tiếp cận truyền thống và tiếp cận phù hợp với sự phát triển của trẻ, tác động mạnh mẽ đến các kỹ năng, kiến thức của trẻ qua các môn học. Chương trình giáo dục chú trọng đến sự khác biệt của từng trẻ như nhu cầu, hứng thú, kinh nghiệm và những mặt mạnh, mặt hạn chế của mỗi học sinh.

          3. Điểm yếu

          Một số giáo viên khi áp dụng chương trình mới còn lúng túng, chưa thực sự sáng tạo, hiệu quả. Một số mô hình, phương pháp giáo dục tiên tiến của các nước khu vực và thế giới khi áp dụng tại trường chưa linh hoạt.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Tiếp tục nghiên cứu và vận dụng một số phương pháp của chương trình giáo dục thông minh, giáo dục sớm reggio milia vào giảng dạy đại trà tại trường, khai thác có hiệu quả chương trình giáo dục thông minh, chương trình kết nối với các trường tiên tiến và hội nhập.

          Bồi dưỡng kỹ năng mềm, kỹ năng thích ứng với những nội dung đổi mới cho giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập, tiếp cận nhiều hơn nữa đối với chương trình tiên tiến, hiện đại.

          5. Tự đánh giá: Không đạt

          Tiêu chí 2

          Ít nhất 90% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá, trong đó có ít nhất 40% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức tốt; đối với trường thuộc vùng khó khăn có ít nhất 80% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức khá trở lên, trong đó có ít nhất 30% đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mức tốt. Chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng được phương hướng, chiến lược, xây dựng và phát triển nhà trường.

          1. Mô tả hiện trạng

          Trong 05 năm liên tục tính đến thời điểm đánh giá 100% giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp ở mức đạt trở lên. Trong đó mức khá đạt từ 20% đến 50% và có 50% đến 80% giáo viên được đánh giá ở mức tốt. Giáo viên tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non. Chất lượng đội ngũ giáo viên năm sau cao hơn năm trước, đáp ứng tốt mục tiêu, phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển của nhà trường [H6-M4-2-02].

2. Điểm mạnh

          Đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực sự phạm, nhiệt tình tâm huyết trong công việc, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Có nhiều ý tưởng, sáng tạo trong công tác giảng dạy, đổi mới hình thức phương pháp dạy học.

          3. Điểm yếu

Tỷ lệ giáo viên đạt mức tốt một số năm chưa đủ 40% theo quy định.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Quy hoạch đào tạo bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ. Tiếp tục bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn trên chuẩn, trình độ ngoại ngữ, tin học, phương pháp dạy học tiên tiến hiện đại. Cải thiện chế độ chính sách cho đội ngũ. Tăng cường hợp tác Quốc tế, giao lưu, kết nối với các trường học trong khu vực, các trường tiên tiến.

          5. Tự đánh giá: Không đạt

          Tiêu chí 3

          Sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định tại tiêu chuẩn Việt Nam về yêu cầu thiết kế trường mầm non; có các góc chơi, khu vực hoạt động trong và ngoài nhóm lớp tạo cơ hội cho trẻ được khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện.

          1. Mô tả hiện trạng

Nhà trường có sân vườn và khu vực cho trẻ chơi có diện tích đạt chuẩn theo quy định TCVN 3907: 2011 tiêu chuẩn quốc gia về yêu cầu thiết kế trường mầm non khu vực sân chơi của trẻ rộng rãi, sạch sẽ, phù hợp với trẻ, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ có các góc chơi, có một số góc, khu vực chơi ngoài trời như góc Stem – Steam, sân bóng mi ni, khu vui chơi trải nghiệm cát nước, khu chăm sóc cây trồng, 100% các lớp đều có đủ các góc chơi trong và ngoài lớp học, các góc học được thực hiện thường xuyên, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, trải nghiệm, giúp trẻ phát triển toàn diện, các góc học thường xuyên được bổ sung và thay đổi cách sắp xếp, luôn tạo sự mới mẻ cho trẻ. [H6-M4-3-03].

          2. Điểm mạnh

          Sân vườn của nhà trường được quy hoạch gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo an toàn tuyệt đối, các mô hình, các góc học được sắp xếp khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, khai thác sử dụng có hiệu quả giúp trẻ trải nghiệm và phát triển toàn diện. Trẻ tích cực khám phá và trải nghiệm các mô hình giáo dục, khu vui chơi, khu trồng trọt, vườn hoa cây cảnh trong sân trường, các mô hình và hệ thống sân vườn của nhà trường được khai thác triệt để và có hiệu quả cao.

          3. Điểm yếu: Trong sân vườn chưa có bể vầy cho trẻ hoạt động.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Tiếp tục đầu tư nâng cao chất lượng các mô hình, các góc học cho trẻ theo hướng hiện đại hóa và hội nhập, quy hoạch sân vườn, hệ thống đồ chơi ngoài trời nhằm khai thác triệt để các thiết bị đã có và bổ sung thêm thiết bị cho phù hợp với điều kiện của nhà trường, huy động nguồn XHHGD để xây dựng bể vầy cho trẻ trải nghiệm trong năm 2023. Tăng cường và thay đổi hình thức cho trẻ trải nghiệm.

          5. Tự đánh giá: Không đạt

          Tiêu chí 4

          100% các công trình được xây dựng kiên cố. Có phòng tư vấn tâm lý. Có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ. Có khu vực dành riêng để phát triển vận động cho trẻ, trong đó tổ chức được 2 môn thể thao phù hợp với lúa tuổi mầm non.

          1. Mô tả hiện trạng

          Điểm trường chính được xây dựng dãy nhà 3 tầng kiên cố, tầng 1 gồm  04 phòng học, tầng 2 gồm 04 phòng chức năng, (phòng thể chất, phòng kitsmat, phòng nghệ thuật, phòng ngoại ngữ), tầng 3 gồm có 4 phòng (01 phòng chờ cho giáo viên, 01 phòng hội đồng, 01 phòng nhân viên kế toán, 01 phòng hiệu trưởng), đáp ứng được nhu cầu học tập vui chơi của trẻ. Phòng học cho trẻ làm quen với tiếng Anh và phòng Kisdmart có 10 máy tính. Nhà trường có 1 khu vực dành riêng cho trẻ phát triển vận động với diện tích 1.500m2, nhưng chưa tổ chức được 2 môn thể thao phù hợp với trẻ, nhà trường chưa có phòng tư vấn tâm lí. Các phòng quản trị của điểm trung tâm là dãy nhà cấp 4 có các phòng bán kiên cố tận dụng lại lớp học cũ gồm có 01 phòng phó Hiệu trưởng, 01 phòng y tế, 01 phòng bảo vệ, 01 phòng kho [H6-M4-4-03].

          2. Điểm mạnh

Cơ sở vật chất của nhà trường chưa được xây dựng đồng bộ. Nhà trường luôn quan tâm đến phát triển thể chất cho trẻ, thường xuyên tổ chức các hoạt động giúp trẻ khỏe mạnh, tự tin.

3. Điểm yếu:

Thiếu thiết bị thông minh, máy trình chiếu cho trẻ ở các phòng chức năng.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư các thiết bị hiện đại, đầu tư dần cho các lớp thiết bị Montetssori, thiết bị thông minh, phấn đấu đến năm 2025 có 50% các lớp đều sử dụng thiết bị thông minh, thiết bị Montetssori.

5. Tự đánh giá: Không đạt

Tiêu chí 5

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường hoàn thành tất cả các mục tiêu theo phương hướng, chiến lược phát triển của nhà trường.

1. Mô tả hiện trạng

Trong 05 năm liên tục trường mầm non Hợp Thành thành phố Lào Cai luôn hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, phương hướng chiến lược phát triển của nhà trường về công tác số lượng, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục, chất lượng đội ngũ, công tác xã hội hóa giáo dục. Chất lượng thi đua toàn diện của nhà trường cũng luôn được các ban ngành, cha mẹ học sinh đánh giá cao. Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc theo Quyết định số 3475/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai; Tập thể lao động tiên tiến  theo Quyết định số 3427/QĐ-UBND ngày 08/7/2022 của Chủ tịch UBND thành phố Lào Cai  [H6M4-5-01].

          2. Điểm mạnh

          Nhà trường đã xác định rõ được các mục tiêu phấn đấu trong từng năm học, xây dựng kế hoạch chiến lược giai đoạn, kế hoạch phát triển chương trình giáo dục mầm non, có hệ thống giải pháp phù hợp để hoàn thành tốt các mục tiêu, phương hướng, chiến lược đã đề ra.

          Nhà trường luôn xác định rõ xứ mệnh và tầm nhìn chiến lược, cụ thể hóa được chủ trương, chính sách, các văn bản chỉ đạo của Bộ, Tỉnh, Thành phố, ngành vào hoạt động giáo dục của nhà trường, của địa phương.

          3. Điểm yếu: Mục tiêu phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường còn hạn chế. Thiết bị, đồ dùng của nhà trường cũng chưa được đầu tư nhiều.

          4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

          Nâng cao các mục tiêu, phương hướng chiến lược phát triển của nhà trường, cải tạo cảnh quan trường lớp, đầu tư trang thiết bị phấn đấu năm học 2022-2023 trường được công nhận trường chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3, đưa các mục tiêu giáo dục hiện đại, hội nhập, giáo dục kết nối đáp ứng trường chuẩn quốc gia mức độ 2 tiến tới trường chất lượng cao.

          5. Tự đánh giá: Không đạt

          Tiêu chí 6

Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, nhà trường có 02 năm đạt kết quả giáo dục và các hoạt động khác vượt trội so với các trường có điều kiện kinh tế xã hội tương đồng, được cấp có thẩm quyền, cộng đồng ghi nhận.

          1. Mô tả hiện trạng

5 năm liên tiếp (Từ năm 2018 đến 2022) nhà trường luôn đạt các thành tích về kết quả giáo dục và các hoạt động khác như: Công tác huy động trẻ ra lớp, công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục toàn diện, công tác xã hội hóa giáo dục. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, Trường học sạch, xanh đẹp, thân thiện, an toàn các cấp, xây dựng và bảo vệ môi trường học đường Hội thi của cô và của trẻ, đều được các giải cao. Chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp tăng dần theo các năm, năm học 2020-2021 có 8 giáo viên dạy giỏi cấp thành phố; 01 giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Chất lượng của học của học sinh cũng được đánh giá cao, trẻ tham gia các hội thi đều đạt giải cấp thành phố, năm 2020-2021 đạt giải khuyến khích bé với an toàn giao thông cấp thành phố, năm học 2021-2022 có 02 trẻ đạt giải khuyến khích, 01 giải chuyên đề trong hội thi “Chirlden love English and Vietnames” [H6M4-6-02].

2. Điểm mạnh

Chất lượng giáo dục và các hoạt động của nhà trường luôn cố gắng và có nhiều thành tích trong công tác giáo dục cũng như thi đua toàn diện. Giáo viên có ý thức học tập vươn lên, học sinh mạnh dạn, tự tin. Cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội trong và ngoài nhà trường luôn quan tâm và phối kết hợp với nhà trường trong công tác nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Trường được các cấp, các ngành đánh giá tốt.

3. Điểm yếu: Chất lượng các hội thi của trẻ chưa được bền vững.

4. Kế hoạch cải tiến chất lượng

Tiếp tục đổi mới công tác quản lý chỉ đạo, phương pháp, hình thức tố chức dạy học nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, áp dụng phương pháp dạy học tiến tiến, hiện đại như phương pháp dạy học thông minh, phương pháp giáo dục sớm montetssori, nâng cao chất lượng các hội thi cho cô và trẻ.

5. Tự đánh giá: Không đạt

Kết luận các tiêu chí mức 4

Nhà trường phát triển Chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành đúng quy định, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của trường, địa phương; có đội ngũ giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có tỷ lệ giáo viên xếp loại chuẩn nghề nghiệp ở mức khá trên 80%. Trường có sân vườn và khu vực cho trẻ chơi riêng biệt, khu vực sân chơi của trẻ rộng rãi, sạch sẽ, phù hợp với trẻ, thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động khám phá, trải nghiệm cho trẻ có các góc chơi; các công trình được xây dựng kiên cố như lớp học, nhà vệ sinh, nhà trường làm tốt công tác nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ, các hoạt động khác của nhà trường đạt kết quả cao được cấp trên công nhận tuy nhiên việc phát triển chương trình giáo dục của nhà trường áp dụng mô hình, phương pháp của các nước đang phát triển hiệu quả chưa cao, nhà trường chưa có phòng tư vấn tâm lý cho trẻ.

Số lượng tiêu chí đạt 0/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0%;

Số lượng tiêu chí không đạt 6/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%.

PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG

          Trong những năm qua, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường mầm non Hợp Thành không ngừng nỗ lực phấn đấu trên tất cả các lĩnh vực và đạt những thành tích đáng kể trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, thực hiện tốt mục tiêu phát triển giáo dục của ngành và của địa phương. Luôn tìm hướng đi mới cho nhà trường, hằng năm đều lựa chọn nội dung tạo chuyển biến nổi bật phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, của nhà trường. Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên có trình độ năng lực chuyên môn, kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành các hoạt động của nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, có trình độ chuyên môn trên chuẩn cao, năng động, sáng tạo, luôn đổi mới, tiếp cận những phương pháp hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đạt hiệu quả. Cơ sở vật chất của nhà trường mới được đầu tư, môi trường luôn xanh, sạch đẹp, thân thiện và an toàn. Cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và phát triển nhà trường, nhiều năm liên tục chi bộ và nhà trường được đánh giá hoàn thành tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Phấn đấu xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3. Duy trì công tác phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em 4,5 tuổi, giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Tập thể lao động tiên tiến xuất sắc”, “Trường học văn hóa”. 

Qua quá trình tự đánh giá, nhà trường đã đạt được kết quả cụ thể như sau:

– Mức 1:

Số lượng tiêu chí đạt 25/25 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%;

Số lượng tiêu chí không đạt 0/25 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0%.

– Mức 2:

Số lượng tiêu chí đạt 25/25 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%;

Số lượng tiêu chí không đạt 0/25 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0%.

– Mức 3:

Số lượng tiêu chí đạt 19/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%;

Số lượng tiêu chí không đạt 0/19 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0%.

– Mức 4:

Số lượng tiêu chí đạt 0/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 0%;

Số lượng tiêu chí không đạt 6/6 tiêu chí, đạt tỷ lệ: 100%.

Mức đánh giá của nhà trường: Đạt mức 3.

Đối chiếu Điều 34, 37 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non, trường mầm non Hợp Thành đề nghị công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 3.

Trên đây là báo cáo tự đánh giá của trường mầm non Hợp Thành, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai../

 

Nơi nhận:                                                                          – Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai;

– Phòng GD&ĐT thành phố;

– Lưu VT.

 

       TP. Lào Cai, ngày 30 tháng 11 năm 2022

       HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

         

        Bùi Thị Hoa Hồng

 

 

 

                                                                                           

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Tác giả: Trường Mầm non Hợp Thành số 1

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *