ỨNG DỤNG CNTT TRƯỜNG MN SỐ 1 HỢP THÀNH

 1. Đặt vấn đề
Công nghệ thông tin đang ngày cảng khẳng định được tính hữu dụng của nó, nó có vai trò vô cùng to lớn trong mọi phương diện, mọi ngành nghề của cuộc sống, trong thời đại ngày nay với ngành giáo dục Công nghệ thông tin đã và đang tạo nên cuộc “Cách mạng” trong công tác dạy – học. Và là “chìa khóa” để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục. Thời gian qua, Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ giáo viên Trường Mầm non số 1 Hợp Thành đã xác định việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường là một phương tiện hữu ích và hiệu quả nhằm tăng cường nội lực, tính chủ động của nhà trường, giáo viên góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá  đất nước. Bắt đầu từ năm học 2008-2009 bộ giáo dục và đào tạo đã lấy chủ đề năm học là “Đẩy mạnh ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục và đào tạo” và coi đây là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập và trong công tác quản lý của nhà trường.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm và coi trọng vai trò của tin học, công nghệ thông tin, truyền thông và đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực giáo dục ở các cấp học và ngành học. Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục. Hiện nay các trường mầm non đã có điều kiện đầu tư và trang bị hệ thống phần mềm quản lý trẻ, máy chiếu và máy tính tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc, giáo dục trẻ. Qua đó giáo viên Mầm non không những phát huy được khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một giáo viên năng động, sáng tạo phù hợp với sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin
 Năm học 2014 – 2015 trường Mầm non số 1 Hợp Thành đã chọn ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy trong trường để góp phần tạo sự chuyển biến trong năm học, trong thời gian qua cán bộ, giáo viên trường mầm non số 1 Hợp Thành đã từng bước hoàn thiện về số lượng và đảm bảo ổn định chất lượng nhưng trên thực tế cho thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ của đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã được quan tâm Song thực tế cho thấy kiến thức và kĩ năng về công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên của nhà trường còn nhiều hạn chế, mới dừng lại ở cách bắt chước nhau, hoặc thực hiện chưa được bài bản và chưa thật sự đạt hiệu quả cao. Có giáo viên còn ngại sưu tầm học hỏi, còn né tránh hoặc khi được giao thì làm cho xong.việc cập nhật kiến thức tin học cho giaó viên chưa được kịp thời. Việc kết nối, sử dụng và khai thác mạng Internet chưa được triệt để và chưa thường xuyên.
 Hiểu rõ được tầm quan trọng và ý nghĩa tích cực của việc ứng dụng công nghệ thông tin và xuất phát từ những yêu cầu trên, nhằm khắc phục những bất cập trong việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy đồng thời góp phần hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy, chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở trường mầm non số 1 Hợp Thành. Tôi đã lựa chọn Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non số 1 hợp thành” năm học 2014 – 2015 làm đề tài nghiên cứu cho mình. Khi nghiên cứu thực trạng việc ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý và giảng của giáo viên trường Mầm non số 1 hợp thành, đòi hỏi nghiên cứu ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh nhưng vì khả năng và điều kiện không cho phép nên đề tài chỉ giới hạn ở “Một số nhiệm vụ cơ bản đó là vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy và trong sự nghiệp đổi mới phương pháp giáo dục. Quan điểm của Đảng và nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Một số biện pháp nhằm nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên”
2. Giải quyết vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Đất nước Việt Nam đang hòa nhập và phát triển cùng với thế giới một nền kinh tế tri thức và một x· hội thông tin đầy khó khó khăn và thách thức. Chính vì thế việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có khả năng øng dông về C«ng nghÖ th«ng tin là rất quan trọng và cấp thiết. Trong quyết định số 81/2001/QĐ- TTg, thủ tướng chính phủ đã giao nhiệm vụ trọng tâm cho ngành giáo dục là đào tạo nguồn nhận lực công nghệ thông tin và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giáo dục và đào tạo. Năm häc 2014 – 2015 Bộ giáo dục và đào vẫn tạo tiÕp trôc triÓn khai nhiệm vụ năm học với chủ đề năm học “Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy” ở tất cả các cấp häc, ngµnh häc từ đại học, cao đẳng cho đến trung học phổ thông, trung học cơ sở và cả bậc học mầm non.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin sau này và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy vì vậy ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của giáo dục mầm non có vai trò hết sức quan trọng.
*Vai trò việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non
Hiện nay các trường mầm non trong thành phố nói chung và trường mầm non số 1 Hợp Thành nói riêng đều có điều kiện đầu tư và trang bị tivi, đầu Video, với hệ thống máy tính và máy chiếu, nối mạng internet. Tạo điều kiện cho giáo viên mầm non có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Qua đó người giáo viên mầm non không những phát huy được tối đa khả năng làm việc của mình mà còn trở thành một người giáo viên năng động, sáng tạo và hiện đại, phù hợp với sự phát triển của người giáo viên trong thời đại công nghệ thông tin.
Công nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy học. Công nghệ thông tin phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục và có rất nhiều những phần mềm hữu ích cho giáo viên mầm non như Bộ Office,Violet, Power Point, Photoshop, kidsmarts, phần mềm quản lý, phần mềm dinh dưỡng, phần mềm thi đua khen thưởng, phần mềm phổ cập…….Các phần mềm này rất tiện ích và trở thành một công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc thiết kế giáo án điện tử và giảng dạy trên máy tính, máy chiếu, bảng tương tác cũng như trên các thiết bị hỗ trợ khác như tivi, đầu video…vừa tiết kiệm được thời gian cho người giáo viên mầm non, vừa tiết kiệm được chi phí cho nhà trường mà vẫn nâng cao được tính sinh động, hiệu quả của giờ dạy. Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác “Tài nguyên giáo dục” phong phú, chủ động quay phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Đây có thể coi là một phương pháp ưu việt vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, vừa thực hiện được nguyên lý giáo dục của Vưgotxki “Dạy học lấy trẻ làm trung tâm” một cách dễ dàng.
           Có thể thấy ứng dụng của công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non đã tạo ra một biến đổi về chất trong hiệu quả giảng dạy của ngành giáo dục mầm non, tạo ra một môi trường giáo dục mang tính tương tác cao giữa giáo viên và học sinh, chính vì vậy mà Đảng và nhà nước cung đã có quan điểm đúng đắn trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đó là
*Quan điểm của đảng và nhà nước về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
          Theo nghị định 5041 của Bộ giáo dục và đào tạo ngày 6/9/2014 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin, nghị quyết số 29-NQ/CW của chính phủ ban hành ngày 16/9-2014 về việc đẩy mạnh công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học, phát huy vai trò công nghệ thông tin ở nước ta là phát huy tiềm năng nhân lực và trí tuệ là yếu tố quyết định sự thành công của sự phát triển công nghệ thông tin. Cần nhanh chóng đào tạo chính quy một đội ngũ chuyên viên lành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin , giáo dục phổ cập về công nghệ thông tin  trong trường trung học, phổ biến kiến thức về công nghệ thông tin  rộng rãi trong xã hội, đồng thời tăng cường áp dụng công nghệ thông tin  trong bản thân ngành giáo dục và đào tạo. Sớm xây dựng và triển khai dự án quốc gia về công nghệ thông tin  và giáo dục, đào tạo với nội dung chủ yếu là áp dụng tích cực công nghệ thông tin  trong công tác giáo dục và đào tạo….Xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục công nghệ thông tin  trong hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo toàn bộ học sinh từ Mầm non trở lên được học công nghệ thông tin và thực tập sử dụng máy tính.
          Ngày 5/7/2006, dự án ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2010 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Đây là dự án đầu tiên về công nghệ thông tin dành cho giáo dục mầm non sau 5 năm triển khai chương trình phần mềm giáo dục cho trẻ mầm non Kidsmart.
          Để thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm nonvà thực hiện Quyết định 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015, mỗi địa phương cần xây dựng đề án/kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non của địa phương giai đoạn 2006-2010, phấn đấu đến 2010: 100% cán bộ công chức bậc học mầm non, 30% giáo viên mầm non của địa phương được phổ cập tin học, 1/3 số cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận với công nghệ thông tin và ngoại ngữ.
Với những mục tiêu và quan điểm của Đảng và nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trường Mầm non số 1 Hợp Thành có nhưng mục tiêu việc ứng dụng nghệ thông tin trong giảng dạy của trường mầm non số 1 Hợp Thành đó là
          Về công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng: Giáo viên tích cực nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện nội dung chương trình
          Cơ sở vật chất tích cực tham mưu với cấp uỷ chính quyền đia phương, ban phụ huynh đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ cho dạy học
          Việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh
          Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng nghệ thông tin của giáo viên trường mầm non số 1 Hợp Thành dự kiến đạt được
          100% giáo viên hiểu rõ tầm quan trọng cần thiết ứng dụng công nghệ thông tin và biết soạn bài bằng máy vi tính
          50% các tiết dạy của giáo viên biết sử dụng chương trình kisdmart, các cháu mẫu giáo được tiếp cận với máy vi tính đặc biệt là các cháu mẫu giáo 5 tuổi
          80% giáo viên soạn giáo án điện tử, giảng dạy bằng phương pháp trình chiếu.
100% giáo viên đã biết khai thác sử dụng các phần mềm quản lý, phần mềm phổ cập, phần mềm kiểm định chất lượng nhà trường được thuận lợi hơn rất nhiều.
          2.2. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy của trường MN số 1 Hợp Thành
*Khái quát tình hình giảng dạy của giáo viên trong nhà trường
Trường mầm non tổng số có 16 cán bộ giáo viên và nhân viên trong đó cán bộ quản lý 2, giáo viên trực tiếp đứng lớp 10, nhân viên 4, tuổi đời bình quân 35 tuổi số giáo viên mới ra trường và giáo viên có tuổi chiếm 2/3 chính vì vậy cũng là khó khăn lớn về khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của nhà trường
Trình độ chuyên môn của giáo viên đứng lớp đại học 3; Cao đẳng 5; trung cấp 2, trường thực hiện theo chương trình giáo dục mầm non mới. 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục, giáo viên nắm vững phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ, đã đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, luôn lấy trẻ làm trung tâm.
*Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường
Cơ sở vật chất nhà trường có 4 máy vi tính, 2 bộ máy trình chiếu, 10/16 các đồng chí cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường đã đầu tư mua máy tính sách tay riêng, nhưng khi sử dụng vẫn còn còn lúng túng chưa khoa học, soạn giáo án sai văn bản, lỗi chính tả….
Năm học 2014-2015 được sự chỉ đạo của Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố Lào Cai, các đồng chí cán bộ quản lý trường mầm non số 1 Hợp Thành cũng đã thực hiện phần mềm phổ cập, phần mềm kiểm định chất lượng, phần mềm quản lý giáo dục mầm non, đã biết cập nhật và đưa tin bài lên trang web của nhà trường nhưng hiệu quả chưa cao, số giáo viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính 5/10;  số giáo viên biết khai thác sử dụng phần mềm quản lý 3/10; số cán bộ giáo viên biết sử dụng các phần mềm phổ cập, phần mềm kiểm định chất lượng 2/10, số giáo viên biết soạn bài soạn bài bằng máy tính 5/10 đồng chí, số giáo viên biết sử dụng và thiết kế  giáo án điện tử, trình chiếu 1/10 đồng chí.
Trong quá trình thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin tôi có những thuận lợi sau:
 Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự chỉ đạo sát sao của PGD&ĐT thành phố. Sự hỗ trợ tích cực của ban phụ huynh học sinh hỗ trợ kinh phí mua máy vi tính, máy trình chiếu. Sự nhiệt tình lỗ lực của bản thân tự học hỏi, tìm hiểu thêm về ứng dụng công nghệ thông tin.
Đội ngũ giáo viên trẻ tương đối nhiệt tình, ham học hỏi, say mê với nghề nghiệp, thích thú ham hiểu biết về công nghệ thông tin.
Nhà trường biết tranh thủ sự giúp đỡ của các nguồn lực xã hội như ban phụ huynh, sự quan tâm của các cấp lãnh đạo hỗ trợ kinh phí để mua sắm máy trình chiếu với những thuận lợi đó trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy tôi thấy có một số ưu điểm sau:
Một là: Phương pháp dạy học bằng công nghệ thông tin trong giáo dục mầm non tạo ra một môi trường dạy học tương tác cao, sống động, hứng thú và đạt hiệu quả cao của quá trình dạy và học đa giác quan cho trẻ.
Hai là: Nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế.
Ba là: Giáo viên mầm non có thể chủ động khai thác tìm kiếm nguồn tài nguyên giáo dục qua mạng thông tin, Internet,…Nguồn tài nguyên vô cùng phong phú với hình ảnh, âm thanh, văn bản, phim…sống động tự nhiên tác động tích cực đến sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non cũng như ảnh hưởng đến quá trình hình thành nhân cách toàn diện ở trẻ.
Bốn là: Tiết kiệm được thời gian cho giáo viên và kinh phí chi phí cho trường mầm non, tuy nhiên với những thuận lợi và ưu điểm trên tôi thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức.
          Khó khăn và thách thức;
Một số giáo viên coi việc ứng dụng công nghệ thông tin là của cán bộ quản lý và giáo viên trẻ, có tuổi chưa thực sự quan tâm đến việc thực hiện nhiệm vụ này
          Một số giáo viên trẻ mới ra trường, giáo viên tuổi cao việc cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin như soạn giáo án lỗi chính tả, sai phông chữ, căn nề chưa chính xác, chưa khoa học gặp rất nhiều khó khăn.
Trường có 2 điểm trường (01 điểm trường chính và 01 điểm trường lẻ) cách xa trung tâm thành phố, mạng sử dụng 3G đường chuyền sóng yếu hay bị lỗi mạng, ảnh hưởng tới việc kết nối và sử dụng của cán bộ quản lý, giáo viên, khó khăn khi tổ chức các hoạt động chung cũng như đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ thông tin.
          Cơ sở vật chất phòng học chất chội, chưa có phòng học vi tính riêng cho trẻ, kinh phí đầu tư các thiết bị công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy ứng dụng công nghệ thông tin trong các trường mầm non là rất lớn. Vì thế không phải trường mầm non nào cũng đủ kinh phí để đầu tư cơ sở hạ tầng như phòng chức năng, máy vi tính, máy trình chiếu để giáo viên mầm non ứng dụng công nghệ thông tin đặc biệt trường mầm non số 1 Hợp Thành đa số cha mẹ trẻ là người dân tộc thiểu số, nhân dân chủ yếu là làm nghề nông, mức thu nhập thấp, khó khăn trong công tác huy động XHHGD để đầu tư thiết bị công nghệ thông tin.
Tuy máy tính điện tử mang lại nhiều tiện ích cho việc giảng dạy của giáo viên mầm non nhưng công cụ hiện đại này không thể hỗ trợ và thay thế hoàn toàn cho các phương pháp trực quan khác của người giáo viên. Đôi lúc vì là máy móc nên nó có thể gây ra một số tình huống bất lợi cho tiến trình bài giảng như là mất điện, máy bị treo, bị virus…và mỗi khi có sự cố như vậy người giáo viên khó có thể hoàn toàn chủ động điều khiển tiến trình bài giảng theo như ý muốn.
 Kiến thức và kỹ năng về ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên mầm non còn hạn chế. Nhưng có thể thấy sự đam mê sáng tạo ứng dụng công nghệ thông tin ở những giáo viên mầm non nhiệt tình sáng tạo, nhưng điều này khó có thể thấy ở những giáo viên mầm non không hăng say, sáng tạo thậm chí còn là sự né tránh, làm cho xong.
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin còn lúng túng, chưa có sự phân biệt rõ ràng với các tiết dạy không ứng dụng công nghệ thông tin.
Từ những thực tế đó, việc tìm ra những biện pháp bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trẻ Mầm non là một giải pháp cần thiết nhằm phát huy nội lực, chủ động giải quyết những khó khăn mà nhà trường đang mắc phải, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục Mầm non nói chung và kế hoạch nhiệm vụ năm học 2014-2015 của nhà trường nói riêng.
2.3. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non số 1 Hợp Thành
2.3.1. Tổ chức bồi dưỡng, quán triệt và nâng cao nhận thức về nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho đội ngũ
 Để giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin, nhà trường đã quán triệt và triển khai tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu rõ tầm quan trọng, sự cần thiết phải thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ.
Trong năm học qua, nhà trường đã tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên, nhân viên tham gia học tập chính trị, nghị quyết, nhiệm vụ năm học để nắm rõ những quan điểm, đường lối của Đảng và nhà nước ta về giáo dục đào tạo, từ đó giúp cho cán bộ, giáo viên nhận thức rõ ràng, đầy đủ các qui định về chuyên môn của Bộ, Sở, Phòng giáo dục và nhà trường để có kế hoạch thực hiện. Tạo điều kiện và giúp cho đội ngũ cán bộ, giáo viên thông suốt về mặt tư tưởng, tự giác thực hiện nhiệm vụ và sẵn sàng tiếp thu ý kiến góp ý mà không bị ức chế.
Nhà trường còn phối kết hợp với chi bộ đảng, công đoàn để phát huy tốt vai trò tiên phong, gương mẫu, đi đầu của mỗi đảng viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và các hoạt động, CS-GD trẻ.
2.3. 2. Lập kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch
 Căn cứ vào sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của ngành, kết quả đã đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin của năm học 2014 – 2015 và căn cứ vào tình hình thực tế của nhà về chất lượng đội ngũ, về điều kiện cơ sở vật chất, chúng tôi đã cùng với các đồng chí trong tổ cốt cán chuyên môn của nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với đơn vị mình. Giao chỉ tiêu số lượng các loại hồ sơ cần phải đánh máy vi tính, số lượng bài giảng trình chiếu cho từng giáo viên phù hợp với khả năng, năng lực của giáo viên.trong bản kế hoạch xác định được những nội dung cần bồi dưỡng đó là: Bồi dưỡng về cách trình bày một số loại hồ sơ sổ sách bằng máy vi tính; Bồi dưỡng về cách thiết kế và thực hiện giáo án trình chiếu, cách khai thác sử dụng các phần mềm quản lý trẻ, phần mềm kiểm định, phần mềm phổ cập…
Chỉ đạo chuyên môn phù hợp với chất lượng từng điểm trường, chỉ đạo điểm chất lượng theo vành đai chia theo các điểm trường ngay từ đầu năm học.
Tổ chức cho giáo viên đăng ký một nội dung nhằm nâng cao chất lượng của lớp mình.
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn thường xuyên, có hiệu quả, kiện toàn đội ngũ cốt cán cấp trường nhằm phát huy vai trò là nòng cốt chuyên môn của trường.
Tổ chức thực hiện tốt công tác duy trì các tiêu chí phổ cập giáo dục mầm  non trẻ năm tuổi, đẩy mạnh công tác phối kết hợp với các trường trên địa bàn xã thực hiện tốt phần mềm phổ cập.
Phối kết hợp với cha mẹ trẻ trong việc duy trì tỷ lệ chuyên cần, rèn thói quen vệ sinh cá nhân: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của phụ huynh, cộng đồng trách nhiệm trong việc chăm sóc giáo dục trẻ
Trong năm học trường đã tổ chức 7 chuyên đề, dạy 4 tiết mẫu về ứng dụng công nghề thông tin, đó là tiết khám phá khoa học, toán, chữ cái, văn học, âm nhạc để cho toàn thể giáo viên trong trường dự giờ và rút kinh nghiệm, nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng công nghệ thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo dục phong phú, chủ động quay  phim, chụp ảnh làm tư liệu cho bài giảng điện tử. Chỉ cần vài cái “nhấp chuột” là hình ảnh những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc, những hàng chữ biết đi và những con số biết nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của học sinh vì được chủ động hoạt động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc chuẩn bị bài giảng và lên lớp.ảnh minh hoạ: Giờ học Cho trẻ làm quen với toán bằng giáo án điện tử. Thông qua những giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động; góp phần hình thành ở các em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. Không những thế, năng lực và lòng yêu nghề của đội ngũ giáo viên Trường Mầm non không những được trau dồi và phát triển. Góp phần tích cực trong việc giáo dục cái đẹp, kỹ năng sống cho trẻ em.
2.3.3. Thành lập Ban công nghệ thông tin trong nhà trường
Ngay từ đầu năm học, nhà trường đã thành lập Ban công nghệ thông tin gồm có P. Hiệu trưởng là trưởng ban, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là các thành viên. Phân công cụ thể nhiệm vụ  cho các thành viên trong ban công nghệ thông tin để mỗi đồng chí đảm nhiệm một nhiệm vụ và phối hợp nhịp nhàng trong việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin. Xây dựng chỉ tiêu 100% các thành viên ban công nghệ thông tin nhà trường phải nêu cao tinh thần tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức tin học từ đó có đủ khả năng cùng với Ban công nghệ thông tin nhà trường triển khai đến giáo viên những nội dung cụ thể của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục trẻ, ban ban công nghệ thường xuyên trao đổi giúp đỡ nhau trong các tiết dạy như đi quay, chụp hình ảnh, xây dựng cấu trúc cho bài giảng…
Đầu năm học mới bản thân tôi đã tập huấn cho các đồng chí giáo viên nhân viên trong nhà trường cách thiết kế giáo án điện tử Power Point, đã tổ chức chuyên đề ứng dụng công nghệ thông tin cho toàn thể các đồng chí giáo viên cách thức tổ chức chuyên đề tốt qua chuyên đề giáo viên được dự trực tiếp các tiết trình chiếu và được nghe về lý thuyết, hướng dẫn cách soạn, cách lập các Slide giáo án điện tử
2.3.4. Bồi dưỡng nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên
*Bồi dưỡng kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin
Trong năm học bản thân được học tập qua nhiều lớp về công nghệ thông tin, đã tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm đã mở lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên của nhà trường, đã bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tin học văn phòng, cách khai thác thông tin trên mạng Internet, cách thiết kế và thực hiện bài giảng trình chiếu…;
 Ví dụ: Hướng dẫn giáo viên cách soạn thảo văn bản
Khi soạn thảo văn bản giáo viên chú ý căn nề, phông chữ, cỡ chữ, cách chèn bảng biểu sao cho khoa học..
Muốn xây dựng thiết kế slide cho bài giảng điện tử Power Point
Bước 1: Chọn Slide cần đổi nền
Bước 2: Vào Format/ Slide Deisgn/Design Templates hoặc Slide Design
Bước 3: Tìm mầu nền cho file cần chèn.
Cách chèn hình ảnh vào các slide
Chuẩn bị:Hình ảnh có thể chụp, hoặc tải về từ trên mạng internet hoặc ảnh có sẵn trong ổ đĩa vi tính.
Cách 1:- Đưa con trỏ Insert/Picture/From Flle/ Insert
Cách 2: Chọn hình ảnh, Copy / Paste hình ảnh vào Slide
Cách chèn chữ nghệ thuật vào bài giảng Power Point
Nhấn vào biểu tượng A /chọn mẫu chữ /chọn phông chữ (Times new Roman) / ok xuất hiện thanh công cụ: Wordart.
 Cách chèn âm thanh cho bài giảng điện tử PowerPoint
Insert / Movies and Sounds/ Sound from File/ vào các ổ C, D… tìm bài hát/  (không tìm thấy BH) đổi đuôi All Files/ mở bài hát/ Ok/ Automastically/ hiện ra loa, nhấn vào loa và mở bài hát.
Lưu ý: Muốn lấy một đoạn nhạc từ video ( chỉ cần tiếng không cần hình ảnh)
Cài phần mềm Format  Factory( Phần mềm này dowload trên mạng ): Audio/ all to mp3 vì Mp3 là đuôi chuẩn để đưa vào slide.
Cách đổi: All to mp3/ add file/ nhấn vào đoạn video có bài hát/ open/ ok/ start/ yes/kiểm tra lại output folder (Khi chuyển bài hát lưu ở trong dcuments/ ffoutpu
 
  Cách chèn video vào bài giảng điện tử PowerPoint
 Nhấp chuột vào Insert / movies and sounds/ movies from file/ vào các ổ c, d tìm đoạn video /(không tìm thấy đoạn video) đổi đuôi Allfiles/ mở video/ ok/ Automastically/ hiện ra đoạn video.
Cách tạo hiệu ứng cho slide trong bài giáo án điện tử PowerPoint
Enchance (Đưa đối tượng vào) Sau khi thực hiện hiệu ứng, đối tượng lưu lại trên màn hình.
 Emphasis (Nhấn mạnh, Phóng to đổi mầu, nhấp nháy đối tượng đang có trên màn hình).
Exit (Hiệu ứng biến mất) Đối tượng đang có trên màn hình, sau khi thực hiện xong hiệu ứng thì biến mất.
Motion paths (Tạo hiệu ứng theo đường vẽ, sang phải trái, lên xuống di chuyển theo ý thích của mình…)

 
   

Việc tạo hiệu ứng cho trang chiếu sẽ làm tăng tính hấp dẫn lôi quấn người xem. Tuy nhiên với 1 tiết dạy thời gian chỉ có 35 phút với độ tuổi MG lớn, nếu các đồng chí tạo nhiều hiệu ứng thì sẽ làm mất thời gian vô ích, học sinh không tập chung vào nội dung chính của bài. Do vậy nên sử dụng vài hiệu ứng, bao gồm 1 hiệu ứng chuyển tranh và vài hiệu ứng cho các đối tượng cần nhấn mạnh trong bài.
Ví dụ: Cách in bài giảng điện tử từ Power Point sang đĩa VCD
Khi đã soạn xong một giáo án điện tử trên Power Point,  muốn in chúng ra đĩa VCD nhưng Power Point chỉ trình chiếu chứ không phải một đoạn phim, làm sao mà in ra đĩa được? Tôi đã nghĩ ngay đến vấn đề là phải đổi đuôi. Nhưng khi tôi làm thử trên phần mềm đổi đuôi thông thường thì không được. Câu hỏi này tôi đã trả lời được khi tôi gõ một dòng chữ đơn giản vào Google là “converter Power Point to video”. Tôi đã được chỉ dẫn tải phần mềm đổi đuôi từ file Power Point sang Video. Các bạn thấy đấy, nếu các bạn thực sự say mê và nhiệt huyết với nghề, bạn sẽ có thể trả lời được bất kỳ câu hỏi nào bạn muốn chỉ cần một cái “nhấp chuột”.
Ngoài ra bố trí cho giáo viên cũng như bản thân tham gia chương trình tập huấn về sử dụng phần mềm phổ cập, phần mềm kiểm định, sử dụng các trang we do phòng GD&ĐT thành phố và Sở giáo dục và Đào tạo Lào Cai tổ chức. Các cán bộ, giáo viên sau khi tham gia học tập về đã cùng với nhà trường triển khai tới các giáo viên trong nhà trường bước đầu đạt hiệu quả.
 *Các hình thức bồi dưỡng
Căn cứ khả năng vận dụng các kiến thức cơ bản về tin học của đội ngũ giáo viên, chúng tôi tiếp tục thực hiện một số hình thức bồi dưỡng như sau:
 * Phân loại đối tượng giáo viên để bồi dưỡng
Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa biết sử dụng máy vi tính, nhà trường bố trí các giáo viên đã biết sử dụng máy vi tính để hướng dẫn những cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa biết sử dụng máy vi tính vào các buổi sinh hoạt chuyên môn cả lý thuyết và thực hành trên máy. Trên cơ sở tài liệu do các Trung tâm tin học cung cấp, chúng tôi đã phân công các thành viên trong Ban cốt cán biên soạn tài liệu để hướng dẫn những vấn đề cơ bản nhất để giúp giáo viên dễ học, dễ nhớ, dễ vận dụng. Các bài thực hành là những trang giáo án, những giáo án trình chiếu với những hình ảnh gần gũi, đơn giản đã góp phần khích lệ giáo viên tiếp tục tự học, tự bổ sung kiến thức tin học cho bản thân nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn.
 Đối với giáo viên đã nắm được những kiến thức cơ bản về tin học, chúng tôi tổ chức hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin, tạo cơ hội để giáo viên đưa ra ý kiến của mình về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này, trao đổi ôn lại cách thiết kế và thực hiện bài giảng trình chiếu như cách tạo Slide, thêm Slide, cách đổ màu vào chữ, cách làm hiệu ứng chữ và số… Ngoài ra chúng tôi còn tổ chức cho 10/10 giáo viên thi thiết kế bài giảng điện tử tại chỗ để đánh giá khả năng của giáo viên một cách thực tế và khách quan nhất.
Ngoài ra ban giám hiệu nhà trường còn tổ chức hướng dẫn cho giáo viên cách khai thác và thực hiện phần mềm quản lý, phần mềm phiir cập, phần mềm kiểm định chất lượng, cách đưa bài lên trang we…Khi bồi dưỡng cho giáo viên, chúng tôi thực hiện trên máy chiếu và có ví dụ minh hoạ giúp cho giáo viên dễ hiểu nhất.
*Bồi dưỡng thông qua tổ chức các tiết dạy mẫu có ứng dụng công nghệ thông tin
Gắn kết với việc tổ chức các chuyên đề cấp trường theo kế hoạch, nhà trường kết hợp xây dựng lồng ghép nội dung ứng dụng công nghệ thông tin vào các giờ dạy mẫu. 100% các tiết dạy mẫu được thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin như: Khám phá khoa học, văn học, làm quen với toán, làm quen chữ cái… Thông qua các tiết dạy mẫu, ngoài việc củng cố phương pháp, bồi dưỡng hình thức tổ chức tiết học cho giáo viên, nhà trường còn quan tâm đến việc tạo điều kiện để giáo viên trao đổi, thảo luận và học tập kinh nghiệm sử dụng các thiết bị hiện đại như tivi, đầu video, máy chiếu và máy tính để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục được thực hiện thường xuyên và có hiệu quả hơn.
           * Bồi dưỡng giáo viên thông qua hội giảng các cấp
Bồi dưỡng qua Hội giảng là một biện pháp có hiệu quả rất tốt, nó giúp cho giáo viên tự giác học hỏi, vận dụng hiểu biết, cả sự sáng tạo độc lập của cá nhân một cách nghiêm túc để có tiết dạy hay nhất. Kết quả Hội giảng sẽ giúp mỗi giáo viên tự đánh giá và khẳng định mình đồng thời Ban giám khảo (những người làm công tác quản lý) sẽ có những nhận xét, đánh giá khả năng, năng lực ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên một cách khách quan và đúng đắn, từ đó sẽ có sự điều chỉnh phù hợp cho kế hoạch bồi dưỡng khả năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên trong những giai đoạn tiếp theo.
Để đạt được mục đích nêu trên, ngay từ khi xây dựng kế hoạch, tôi đã thống nhất và đề ra yêu cầu, mục tiêu cụ thể về số lượng tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đối với mỗi giáo viên. Ví dụ: Mỗi giáo viên tham gia Hội giảng phải có ít nhất 01 tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin, khuyến khích những giáo viên có 100% tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả.
2.3.5. Tổ chức tham quan học tập
Trong năm học qua, nhà trường đã tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm hay trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động CS-GD trẻ của các trường bạn như trường Mầm non Hoa Lan, Bình Minh…để vận dụng tại trường, lớp mình đạt hiệu quả hơn. 
2.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và điều chỉnh
Để đánh giá được kết quả triển khai thực hiện được giao và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường, của giáo viên, ban giám hiệu phối hợp với tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra lồng ghép với kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện để từ đó nắm bắt được tình hình cụ thể của việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, từ đó có hướng điều chỉnh, bổ sung biện pháp, cách thức thực hiện phù hợp, đạt hiệu quả hơn nhằm mục đích hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
2.3.7. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và công tác xã hội hóa Giáo dục
Để tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường, chúng tôi đã tham mưu với các cấp, các ngành và các bậc cha mẹ trẻ để tranh thủ các nguồn lực như: Nguồn ngân sách nhà nước, nguồn ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, nguồn xã hội hoá giáo dục…để bổ sung một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin. Hiện tại nhà trường đã mua sắm thêm được 2 bộ máy vi tính, 02 máy chiếu, đầu tư phần mềm kidsmart phục vụ cho công tác chăm sóc-giáo dục trẻ, 10/10 giáo viên đã tự đầu tư mua được máy vi tính và nối mạng…
2.4. Những kết quả đạt được
Qua một năm học được áp dụng một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non số 1 Hợp Thành,  kết quả đã đạt được như sau:
 100% giáo viên đều hiểu rõ tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy trẻ, hoàn thành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Hiện nay nhà trường đã huy động được nguồn lực trang bị thêm được 2 bộ máy trình chiếu, 10/10 giáo viên đã trang bị máy tính xách tay riêng, có khả năng sử dụng thành thạo máy vi tính trong công tác làm hồ sơ sổ sách (đạt 100%). Nhờ khả năng sử dụng máy vi tính trong công tác soạn giảng, giáo viên đã chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án và lưu giữ kết quả chất lượng chăm sóc- giáo dục một cách thuận lợi, khoa học. Đến cuối năm học có 10 bộ hồ sơ của giáo viên đều được trình bày khoa học được đánh giá có chất lượng cao và xếp loại A. Đặc biệt có 10/10 giáo viên đã lập mail riêng, đã biết sử dụng qua mạng Internet để gửi mail trao đổi thông tin và báo cáo với nhà trường.
Năm học 2014 – 2015 đạt hiệu quả cao trong công tác hội giảng các cấp các tiết dạy có sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện hiện đại đạt hiệu quả cụ thể như;
Hội giảng cấp trường 10/10 đồng chí đạt 100%
Hội giảng cấp thành phố 5/10 đồng chí đạt 50%
Hội giảng vùng khó khăn cấp tỉnh 1/10 giáo viên đạt 10%
Về thiết kế và sử dụng bài giảng trình chiếu papoi và đưa chương trình kidsmart, trong năm học đã có 101 bài giảng trình chiếu có chất lượng được sử dụng 80 lượt tại các lớp mẫu giáo trong nhà trường, các cháu được tiếp cận với máy tính đặc biệt là các cháu mẫu giáo 5 tuổi. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ thực sự có tính ưu việt hơn hẳn so với cách dạy truyền thống, trẻ hào hứng, chủ động tham gia các hoạt động. Nhờ biết sử dụng tính năng hiệu ứng của máy tính mà những con vật biết bay, nhảy, những con số, cỏ cây hoa lá biết chuyển động, phát ra âm thanh vui nhộn đã kích thích được sự hứng thú của trẻ, khuyến khích trẻ tích cực hoạt động hơn. Thông qua việc tổ chức các giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được trẻ tiếp thu một cách nhẹ  nhàng và sống động giúp trẻ ghi nhớ kiến thức được nhanh hơn, bền vững hơn và hình thành ở trẻ tính ham học hỏi, khám phá những điều mới mẻ hơn, tạo niềm vui, sự hứng thú cho trẻ mỗi khi đến trường, lớp. Điều đó cũng góp phần làm tăng thêm lòng yêu nghề, mến trẻ, sự say mê với nghề nghiệp của giáo viên hơn. Nhờ việc tích cực tổ chức các hoạt động giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin, chất lượng giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt. Cuối năm học, 100% trẻ được đánh giá đều xếp loại đạt yêu cầu trở lên trong đó xếp loại tốt, khá chiếm  75%.
90% giáo viên đã biết khai thác sử dụng phần mềm quản lý, phần mềm phổ cập, phần mềm kiểm định chất lượng và biết đưa tin bài lên trang we của nhà trường được thuận lợi hơn rất nhiều.
Ngoài ra, năm học tiếp theo chúng tôi phấn đấu thực hiện việc khai thác sử dụng phần mềm Nutrikids để tính khẩu phần ăn cho trẻ hàng ngày; sử dụng phần mềm Quản lý liên thông 3 cấp (nhà trường, phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT) để quản lý các hoạt động của nhà trường, sử dụng phần mềm tra cứu văn bản pháp luật trực tuyến để cập nhật các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp. Kết quả này tuy còn khiêm tốn song cũng đã thể hiện được sự cố gắng, quyết tâm của đội ngũ giáo viên của nhà trường trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ trong trường mầm non
Tuy nhiên trong quá trình triển khai việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm, cần sớm có giải pháp khắc phục như: Trong quá trình sử dụng các trang thiết bị hiện đại và bài giảng trình chiếu, một số giáo viên còn lúng túng trong việc sử lý các tình huống như: đôi khi giữa lời giảng giải của giáo viên với hình ảnh trình chiếu chưa được ăn ý, hài hòa; các sự cố của máy tính như bị vi rút, mất điện, treo máy…cũng làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức tiết dạy; việc đánh giá tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin giữa những người “dự giờ” chưa có sự thống nhất chung, khó đánh giá, đôi khi mang tính chất khuyến khích, động viên giáo viên là chính.
  
3. Kết luận
3.1. Ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
          Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng ứng dụng công nghệ thông tin là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn và thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất từ nhà nước đến các ban ngành và các trường mầm non, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các cấp các ngành, trường học cần quan tâm đến cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non trẻ tuổi đặc biệt là những giáo viên mầm non hợp đồng để giúp họ có thể yên tâm công tác và phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ năm học.
3.2. Những nhận định chung
          Với đề tài “Một số biện pháp bồi dưỡng giáo viên nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng Công nghệ thông tin trong giảng dạy ở trường Mầm non số 1 Hợp Thành” năm học 2014 – 2015 mà tôi đã lựa chọn, đề tài này có thể áp dụng cho các đồng chí giáo viên trong trường, các đồng chí phụ trách chuyên môn các trường Mầm non trong thành phố.
3.3 Bài học kinh nghiệm
          Qua một thời gian ứng dụng công nghệ thông tin và trải nghiệm ở trường mầm non số 1 Hợp Thành, tôi có một số bài học kinh nghiệm muốn chia sẻ với các đồng chí như sau
Các đồng chí là giáo viên mầm non cần mạnh dạn, tự tin, không ngại khó và không ngừng sáng tạo, hãy tự thiết kế cho mình những bài giảng điện tử qua đó giáo viên có thể tự mình tích luỹ được rất nhiều kinh nghiệm quý báu nhờ quá trình tự học hỏi say mê, tự mày mò của mình.  
 Đối với nhà trường cần thực hiện tốt việc bồi dưỡng và nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên về nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ, làm cho mỗi người hiểu được tầm quan trọng và sự cần thiết phải đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, xây dựng được mục tiêu, chương trình hành động cho bản thân và có hướng phấn đấu để thực hiện tốt.
Khi xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, nhà trường cần phải bám sát yêu cầu nhiệm vụ năm học, tình hình chất lượng đội ngũ và điều kiện thực tế của nhà trường để đề ra mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp, có tính khả thi. Xác định rõ nội dung cần bồi dưỡng cho từng đối tượng giáo viên một cách cụ thể.
Bản thân những người làm công tác quản lý, phải thực sự là nòng cốt chuyên môn, tiên phong đi đầu, không ngại khó, sợ khổ, tích cực tìm tòi, tự học hỏi kiến thức tin học để chủ động và giải đáp những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Duy trì công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của CBGVNV từng tháng, từng giai đoạn, kịp thời bổ sung, điều chỉnh và phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Trú trọng công tác tự bồi dưỡng, tự học và hiệu quả đạt được của mỗi cá nhân, coi đây là tiêu chí thi đua hàng đầu. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời động viên khích lệ đúng mức những nhân tố hoạt động tích cực, có hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý, chăm sóc- giáo dục trẻ, từ đó nhân ra diện rộng trong toàn trường.
Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo địa phương, Phòng giáo dục, hội cha mẹ trẻ, các tổ chức đoàn thể để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc – giáo dục trẻ nói chung và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi giúp đội ngũ giáo viên có cơ hội bộc lộ, thể hiện khả năng, năng lực của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.
3.4. Một số kiến nghị và đề xuất
Để duy trì và thực hiện có hiệu quả hơn việc nâng cao việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy cho giáo viên trong thời gian tiếp theo, chúng tôi xin đề xuất với Phòng GD&ĐT thành phố các cấp lãnh đạo một số ý kiến sau:
Quan tâm, đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường những thiết bị cần thiết để thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên được thuận lợi hơn như: Máy chiếu, máy tính, phòng học vi tính riêng cho trẻ và phần mềm cho trẻ chơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân trong việc bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ thông tìn trong quản lý và giảng dạy cho giáo viên trường mầm non số 1 Hợp Thành, mong được sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các nhà chức năng và các bạn đồng nghiệp để tôi thực hiên tốt hơn, đạt kết quả cáo hơn nữa trong công tác chỉ đạo chuyên môn ở trường mầm non số 1 Hợp Thành
Xin trân thành cảm ơn./.
                                                                                                                                                                           

MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIÁO VIÊN ĐANG  THAM GIA LỚP  TẬP HUẤN BỒI DƯỠNG CÔNG TÁC ƯDCNTT , SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

 


                                                                                                                                 


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *